Ngày 12.8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô từ các ca COVID-19 ban đầu để tiếp tục cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch.

WHO tiếp tục kêu gọi Trung Quốc chia sẻ thêm dữ liệu về nguồn gốc COVID-19

Đan Thuỳ | 13/08/2021, 09:00

Ngày 12.8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô từ các ca COVID-19 ban đầu để tiếp tục cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch.

WHO nhấn mạnh việc phát hiện ra nguồn gốc của đại dịch đã giết chết ít nhất 4,3 triệu người (tới thời điểm này) và tàn phá nền kinh tế toàn cầu là “cực kỳ quan trọng” kể từ khi ca mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12.2019.

Trước sự phản đối từ Bắc Kinh, tổ chức y tế của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi cung cấp “tất cả dữ liệu và quyền truy cập cần thiết để có thể bắt đầu loạt nghiên cứu tiếp theo càng sớm càng tốt”.

Sau nhiều lần trì hoãn, một nhóm chuyên gia quốc tế của WHO đã đến Vũ Hán vào tháng 1.2021 để đưa ra báo cáo giai đoạn đầu, được viết cùng với các đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu, WHO không đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào về cách thức vi rút lây lan sang người vì nhóm nghiên cứu gặp khó khăn trong việc tiếp cận dữ liệu thô.

anh-chup-man-hinh-2021-08-13-luc-08.11.15.png
Đây không phải là lần đầu tiên WHO kêu gọi Trung Quốc chia sẻ thông tin - Ảnh: Internet

Sau đó WHO đã đưa ra một số giả thuyết, trong đó việc vi rút lây truyền từ dơi sang người thông qua động vật trung gian là giả thuyết có thể dễ xảy ra nhất, trong khi việc vi rút thoát ra từ các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là “cực kỳ khó xảy ra”.

Cuộc điều tra vấp phải sự chỉ trích vì thiếu minh bạch và khả năng tiếp cận, cũng như không đánh giá sâu hơn giả thuyết vi rút thoát ra từ phòng thí nghiệm.

Tháng trước, WHO đã yêu cầu triển khai giai đoạn 2 của cuộc điều tra, gồm cả kiểm toán các phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, đã khiến Bắc Kinh tức giận. Phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) Tăng Ích Tân cho rằng kế hoạch của WHO “cho thấy sự ngạo mạn đối với khoa học và thiếu tôn trọng lẽ thường”.

photo-1-1624250389077550388114.jpeg
Viện Vi rút học Vũ Hán - Ảnh: Internet

Song WHO khẳng định cuộc điều tra không phải là “một cuộc tập trận nhằm đổ lỗi” hoặc vì động cơ chính trị. “Cuộc nghiên cứu tiếp theo sẽ gồm cả việc kiểm tra thêm dữ liệu thô từ các trường hợp COVID-19 sớm nhất và huyết thanh từ các tường hợp có khả năng xảy ra vào năm 2019. Quyền truy cập vào dữ liệu là cực kỳ quan trọng để nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về khoa học”, WHO cho biết.

WHO cũng đang làm việc với một số quốc gia đã thông báo phát hiện vi rút SARS-CoV-2 trong các mẫu bệnh phẩm sinh học được lưu trữ năm 2019. Ví dụ Ý đã tạo điều kiện cho các phòng thí nghiệm quốc tế đánh giá độc lập, trong đó có việc kiểm tra lại các mẫu trong phòng thí nghiệm.

“Chia sẻ dữ liệu thô và cho phép kiểm tra lại các mẫu trong phòng thí nghiệm phản ánh sự đoàn kết khoa học ở mức tốt nhất. Điều này không khác gì chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia, gồm cả Trung Quốc, hỗ trợ để chúng tôi có thể thúc đẩy các nghiên cứu về nguồn gốc một cách nhanh chóng và hiệu quả”, WHO cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO tiếp tục kêu gọi Trung Quốc chia sẻ thêm dữ liệu về nguồn gốc COVID-19