Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cơ quan y tế Malawi đã tuyên bố bùng phát vi rút bại liệt hoang dã loại 1 tại nước này sau khi phát hiện ca bệnh ở một bé gái 3 tuổi tại thủ đô Lilongwe.
Phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy chủng vi rút bại liệt được phát hiện ở Malawi có liên quan đến chủng vi rút đã lưu hành ở Pakistan, WHO cho biết trong một tuyên bố.
Tổ chức Sáng kiến Xóa bỏ Bại liệt Toàn cầu cho biết trường hợp Malawi là ở một bé gái 3 tuổi, bị liệt vào tháng 11 năm ngoái.
Việc xác định trình tự của vi rút được tiến hành vào tháng 2 bởi Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm của Nam Phi và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã xác nhận nó là vi rút bại liệt hoang dã loại 1 (WPV1).
“Việc phát hiện ra vi rút WPV1 bên ngoài hai quốc gia đang lưu hành loại bệnh còn lại này trên thế giới là Pakistan và Afghanistan là một mối quan tâm sâu sắc và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên các hoạt động tiêm chủng bại liệt”, Tổ chức Sáng kiến Xoá bỏ Bại liệt toàn cầu cho biết.
WHO cho biết châu Phi có thể phản ứng nhanh chóng vì mức độ giám sát cao.
“Trường hợp cuối cùng của vi rút bại liệt hoang dã ở châu Phi được xác định là ở miền bắc Nigeria vào năm 2016 và trên toàn cầu chỉ có 5 trường hợp vào năm 2021. Modjirom Ndoutabe, Điều phối viên về bệnh bại liệt tại văn phòng khu vực Châu Phi của WHO cho biết.
Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm rất cao, xâm nhập vào hệ thần kinh và có thể gây tê liệt toàn bộ trong vòng vài giờ. WHO cho biết mặc dù không có cách chữa trị nhưng nó có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin.
Hamid Jaffery, Giám đốc Khu vực Đông Địa Trung Hải thuộc WHO, cho biết: “Chủng vi rút bại liệt được phát hiện ở Malawi rất trùng khớp với chủng vi rút được phát hiện lần cuối ở một đứa trẻ bị bại liệt ở tỉnh Sindh (Pakistan) vào tháng 10 năm 2019. Cho đến khi chúng tôi ngăn ngừa được sự bệnh bại liệt lây nhiễm ở Afghanistan và Pakistan, thế giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh”.
Pakistan nằm trong số các quốc gia khuyến cáo du khách quốc tế nên có giấy chứng nhận tiêm phòng bại liệt.
Bộ trưởng Bộ Y tế Pakistan Faisal Sultan nói với Reuters: “Các phân tích sâu hơn có thể tiết lộ nơi ẩn náu của loại vi rút này. Có lẽ ở một nơi nào đó trên thế giới, nơi có các lỗ hổng miễn dịch và giám sát môi trường không tồn tại".