Tỷ lệ trẻ mắc COVID-19 nặng và tử vong rất thấp, tuy nhiên các gia đình vẫn cần lưu ý một số triệu chứng bất thường ở bệnh nhi để thông báo kịp thời cho nhân viên y tế.

Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ mắc COVID-19

Long Hải | 18/02/2022, 07:30

Tỷ lệ trẻ mắc COVID-19 nặng và tử vong rất thấp, tuy nhiên các gia đình vẫn cần lưu ý một số triệu chứng bất thường ở bệnh nhi để thông báo kịp thời cho nhân viên y tế.

xet-nghiem.jpeg
Tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong trẻ em là 0,42%. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá, mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em thấp nhưng có ghi nhận ca tử vong. Hiện nay, qua theo dõi cho thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng cấp tính của COVID-19.

Những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

nguyen-lan-hieu.jpg
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chia sẻ thông tin tại Hội nghị trực tuyến tập huấn về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết tình trạng mắc COVID-19 ở trẻ ngày càng gia tăng. Lý do là vì trẻ được đi học, một số lượng lớn các em chưa được tiêm vắc xin cộng thêm tốc độ lây lan nhanh của vi rút.

Theo ông Hiếu, trẻ mắc COVID-19 thường có bệnh cảnh nhẹ hơn người lớn nên chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà. Đối tượng chăm sóc tại nhà gồm 2 nhóm chính. Thứ nhất là trẻ mắc bệnh đã được điều trị tại cơ sở y tế, được ra viện theo dõi tiếp tại nhà, dù vẫn còn dương tính. Thứ hai là trẻ mới mắc bệnh, mức độ nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ diễn biến bệnh nặng.

Việc điều trị tại nhà với các triệu chứng thông thường vẫn cần đảm bảo phát hiện kịp thời các triệu chứng nặng; điều trị các triệu chứng thông thường - giống như cảm cúm, sốt vi rút; tránh lây nhiễm chéo trong gia đình... Trẻ được điều trị tại nhà có lợi ích là được gia đình chăm sóc, không bị thay đổi môi trường sống, ít ảnh hưởng tới tâm lý; đồng thời hạn chế quá tải y tế không cần thiết.

Tuy nhiên, trẻ mắc COVID-19 vẫn có một số nguy cơ gây tăng nặng. Các triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế là: trẻ thở nhanh; sốt trên 38 độ C; đau rát họng, ho; tiêu chảy; ăn và bú kém; mệt mỏi không chịu chơi; chỉ số SpO2 tụt ở mức 94-95% khi thở khí trời.

Các yếu tố có thể khiến COVID-19 tăng nặng là: đẻ non, cân nặng thấp; đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gien, béo phì; bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản; bệnh tim bẩm sinh; suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài); bệnh thận mạn; ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…

"Đây là những yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh nặng lên, tuy nhiên rất nhiều trường hợp phải căn cứ vào triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng để quyết định có cần cho trẻ nhập viện hay không", PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

Bài liên quan
Những bài Eminem diss Diddy như dấu hiệu cảnh báo sự thật đáng sợ bị che giấu từ lâu
Eminem chưa bao giờ ngại bày tỏ quan điểm của mình về Diddy. Trong nhiều năm qua, "ông hoàng nhạc rap" đã tung ra các câu diss (công kích) Diddy gay gắt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
một giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ mắc COVID-19