Một nghiên cứu của Đại học Washington (Mỹ) cho thấy những người sống sót sau giai đoạn cấp tính của COVID-19 có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần trong vòng một năm.

Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần

Đan Thùy | 18/02/2022, 10:00

Một nghiên cứu của Đại học Washington (Mỹ) cho thấy những người sống sót sau giai đoạn cấp tính của COVID-19 có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần trong vòng một năm.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Ziyad Al-Aly, nhà dịch tễ học lâm sàng tại Trường Y (Đại học St Louis, Mỹ), những vấn đề đó bao gồm lo lắng, trầm cảm, ý muốn tự tử và rối loạn giấc ngủ.

Nghiên cứu nói trên được công bố trên tạp chí The BMJ hôm 16.2 cũng cho thấy nguy cơ gia tăng các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện như thuốc giảm đau opioid, rượu, ma túy.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế của gần 154.000 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh và nằm trong hệ thống Cơ quan Quản lý y tế cựu chiến binh Mỹ từ tháng 3.2020 - 1.2021. Sau đó, họ theo dõi kết quả y tế của bệnh nhân từ giai đoạn sau giai đoạn cấp tính của COVID-19 cho đến cuối tháng 11.2021.

20210117_012555_199316_opioids.max-1800x1800.jpg
Thuốc giảm đau opioid - Ảnh: Internet

Thông tin sức khỏe này được so sánh với thông tin của hai nhóm đối tượng gồm hơn 5,6 triệu bệnh nhân không mắc COVID-19 trong khoảng thời gian đó và hơn 5,8 triệu người vào năm 2017.

Không ai trong số những người tham gia nghiên cứu được chẩn đoán hoặc điều trị về tình trạng sức khỏe tâm thần trong 2 năm trước khi tham gia vào nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng so với những người trong nhóm đối chứng không bị mắc COVID-19 thì những người mắc COVID-19 có nguy cơ bị rối loạn lo âu cao hơn 35% và gần 40% có khả năng bị trầm cảm hoặc mắc các rối loạn liên quan đến căng thẳng.

Họ cũng phát hiện ra rằng bệnh nhân COVID-19 có khả năng sử dụng thuốc trầm cảm cao hơn 55% và có khả năng sử dụng benzodiazepine để điều trị lo âu cao hơn 65%. Những người trong nhóm này cũng có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ cao hơn 41% và có khả năng dùng thuốc ngủ theo chỉ định cao hơn 63%.

Nhiều bệnh nhân COVID-19 cũng bị chứng "sương mù não", hoặc suy giảm nhận thức thần kinh. Nghiên cứu cho thấy họ có nguy cơ bị suy giảm nhận thức thần kinh cao hơn 80%, với các triệu chứng như hay quên, lú lẫn và thiếu tập trung.

Al-Aly viết trong bài đăng trên một tạp chí y khoa: “Các phát hiện cho thấy những người mắc COVID-19 đang gặp phải tỷ lệ gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm thần, điều này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng. Những nguy cơ gia tăng về kết quả sức khỏe tâm thần ở những người mắc COVID-19 đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn ngay bây giờ để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng hơn trong tương lai”.

Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa COVID-19 và các vấn đề sức khỏe tâm thần, các nhà nghiên cứu cũng so sánh hồ sơ y tế của những người đã bị nhiễm cúm theo mùa từ tháng 10.2017 đến tháng 2.2020.

Nhóm đối chứng được chia làm hai: hơn 60.000 người chưa nhập viện và gần 12.000 người mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu cho biết rủi ro về sức khỏe tâm thần ở những  người mắc COVID-19 vẫn cao hơn. Những người mắc COVID-19 nhẹ có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn 27% và tỷ lệ này là 45% đối với các trường hợp nghiêm trọng.

“Rối loạn sức khỏe tâm thần đại diện cho một phần bản chất nhiều mặt của COVID-19 kéo dài, có thể ảnh hưởng đến gần như mọi hệ thống cơ quan bao gồm não, tim và thận. Cơ sở bằng chứng về COVID-19 kéo dài từ nghiên cứu của chúng tôi và những người khác cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh lại những suy nghĩ của chúng ta về vi rút SARS-CoV-2.

Nó không chỉ là một loại vi rút đường hô hấp mà nó là một loại vi rút có thể gây ra thiệt hại và hậu quả lâm sàng ở gần như mọi hệ thống cơ quan, bao gồm các rối loạn sức khỏe tâm thần và suy giảm nhận thức thần kinh”, Al-Aly nói.

skynews-covid-mental-health_5676039.jpeg
Người mắc COVID-19 có nguy cơ mắc các vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần - Ảnh: Internet

Nghiên cứu nói trên có những hạn chế bởi hầu hết những người tham gia là đàn ông da trắng lớn tuổi, và một số ít người đã được tiêm chủng khi vắc xin chưa được phổ biến rộng rãi vào thời điểm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng những người bị COVID-19 có thể được chăm sóc y tế nhiều hơn so với những người khác và có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

“Khi đại dịch tiếp tục bùng phát dữ dội, các biến thể mới của vi rút xuất hiện, các chiến lược điều trị của COVID-19 được cải thiện và sự hấp thụ vắc xin tăng lên, có khả năng dịch tễ học về kết quả sức khỏe tâm thần trong giai đoạn sau cấp tính của COVID-19 có thể cũng thay đổi theo thời gian”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây ra COVID-19 kéo dài, với một số người đang xem xét liệu việc tiêm phòng có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh này hay không.

Một đánh giá gần đây về 15 nghiên cứu của Cơ quan An ninh y tế Anh cho thấy những người bị nhiễm COVID-19 đã tiêm 2 liều vắc xin Pfizer, AstraZeneca hoặc Moderna hoặc một liều vắc xin Janssen có khả năng phát triển các triệu chứng COVID-19 kéo dài khoảng hơn 28 ngày so với những người đã tiêm 1 liều hoặc chưa được tiêm chủng.

Tuần trước, Al-Aly và các nhà nghiên cứu khác đã công bố một nghiên cứu song song phân tích cùng một quần thể cho thấy những người đã từng bị COVID-19 có nguy cơ mắc các vấn đề về tim cao hơn.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần