Câu hỏi này gây tranh cãi trong giới khoa học Nga và cả việc giết hổ lấy xương để thử nghiệm cũng gây ra mối bất đồng giữa họ.

Xương hổ tốt hay không tốt?

Vũ Trung Hương | 07/09/2016, 13:47

Câu hỏi này gây tranh cãi trong giới khoa học Nga và cả việc giết hổ lấy xương để thử nghiệm cũng gây ra mối bất đồng giữa họ.

Theo báo MK,các nhà khoa học ở Trung tâm hổ Amur (Nga), đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu cái gọi là “tác dụng thần kỳ” của cao hổ và các loại rượu ngâm hổ Amur. Đây là nhiệm vụ cần thiết trong khuôn khổ của cuộc chiến chống bọn săn trộm hổ có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loàiđộng vật quý hiếm này. Tuy nhiên,một số chuyên gia longại rằng cố gắng thuyết phục bọn săn trộm hổ là việc làm vô nghĩa.

Các chuyên gia ở Trung tâm hổ Amur giải thích rằng khách hàng Trung Quốc là đầu mối tiêu thụ chính khi dùng hổ để bào chế các bài thuốc cổ truyền: đủ các loại rượu ngâm, cao bôi, miếng dán từ xương hổ. Các nhà khoa học cho rằng chỉ có thể ngăn chặn nạn săn trộm hổ bằng cách giảm nhu cầu về các loại thuốc đáng ngờ. Để tuyên truyền “phản pháo”, trước tiên bản thân các nhà khoa học cũng phải tin chắc rằng xương hổ không hề mang lại lợi ích nào.

Trong khi đó, các chuyên gia ở Viện sinh thái và tiến hóa thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga phản bác rằng không cần nghiên cứu gì cả. Từ lâu, các nhà dược học Mỹ và Anh đã công bố những công trình nghiên cứu khẳng định xương hổ không có tác dụng thần kỳ gì. Người Trung Quốc thường bổ sung vào xương hổ long não, xạ hương (hươu xạ) là những dược liệu chắc chắn có tác dụng chống viêm khi đặt vào những vùng trên cơ thể và có tác dụng tăng cường “bản lĩnh phái mạnh”.

Các nhà khoa học hy vọng rằng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không cần giết hổ để nghiên cứu vì từ lâu đã có những chế phẩm tổng hợp tương đương với những chất có trong xương hổ Amur.

Hổ Amur còn gọi là hổ Siberi, hổ Ussuri hay hổ Mãn Châu, sống chủ yếu ở rừng Taiga vùng Siberia. Loài hổ nàycó bộ lông dài và rậm để chống lại băng giá, trung bình nặng 200-320kg, thân dài 1,8-2,5m, cao 105-110cm. Hổ Amurnằm trong số10 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xương hổ tốt hay không tốt?