Sáng 17.9, tại cuộc gặp gỡ, lắng nghe các chuyên gia góp ý về kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM sau ngày 15.9, nhiều chuyên gia đề nghị TP.HCM từng bước phải mở dần, trên cơ sở đảm bảo an toàn, tuyệt đối không chủ quan.

Ý kiến chuyên gia: TP.HCM cần xác định "sống chung" và tính toán mở cửa từng phần để phục hồi kinh tế

Tú Viên | 17/09/2021, 19:48

Sáng 17.9, tại cuộc gặp gỡ, lắng nghe các chuyên gia góp ý về kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM sau ngày 15.9, nhiều chuyên gia đề nghị TP.HCM từng bước phải mở dần, trên cơ sở đảm bảo an toàn, tuyệt đối không chủ quan.

Tại đây, các chuyên gia y tế và kinh tế đều đánh giá, sức chịu đựng của xã hội đã đến giới hạn và nền kinh tế bị tổn thương nhiều, cần được sớm phục hồi. 

Phát biểu tại cuộc họp, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế cộng đồng, Đại học Y Dược TP HCM, cho rằng TP.HCM cần xác định "sống chung" và tính toán mở cửa kinh tế từng phần để phục hồi. Các tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế trên bình diện chung là đúng nhưng khi đạt được một số tiêu chí quan trọng, TP.HCM có thể tính toán việc mở cửa trong điều kiện an toàn.

nguyenvannen1_sggp_lgca.jpeg
Quang cảnh buổi họp-Ảnh: Internet

"Việc mở cửa cần tính toán ưu tiên các hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Nếu doanh nghiệp phát hiện ca nhiễm, biện pháp xử lý chỉ liên quan ca mắc đó thay vì bắt đóng cửa, dừng hoạt động tất cả", ông Dũng nói.

Theo Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright Vũ Thành Tự Anh, việc "mở cửa" là cấp thiết. Bởi hệ lụy của dịch tác động rất lớn đến nền kinh tế, đến tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố. Doanh nghiệp bây giờ kiệt quệ cần được cứu kịp thời, còn để lâu không kịp. Tương tự, sau 3 - 5 tháng chống dịch, người dân nghèo rất vất vả. Đặc biệt, ngân sách thành phố và Trung ương đang gặp khó khăn.

Về việc mở cửa, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đồng thuận với việc chuẩn bị các điều kiện để mở cửa trên cơ sở an toàn. Theo ông Ngân, sự phấn khởi chờ đợi của người dân khi TP.HCM được trở lại trạng thái “bình thường mới” đang mang lại sức mạnh, đó là sự cộng hưởng của lòng dân.

PGS.TS. Trần Hoàng Ngân đề xuất TP.HCM 7 nội dung cần quan tâm. Trong đó, tập trung hỗ trợ vắc xin để tiêm cho người mũi 2 đến hạn, nhằm giảm tỷ lệ tử vong; đầu tư nhân lực và năng lực cho các trạm y tế; triển khai thẻ xanh một cách đơn giản, thuận lợi; xây dựng chiến lược huy động nguồn lực tài chính cho thành phố...

tranhoangngan_sggp_euvw.jpeg

PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM phát biểu. Ảnh: SGGP

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên ghi nhận các góp ý, gợi mở tâm huyết của các chuyên gia ở lĩnh vực y tế, kinh tế.

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, dù có nhiều góc nhìn khác nhau nhưng các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng chúng ta không thể loại hẳn COVID-19 ra khỏi cộng đồng, ít nhất trong thời điểm này và một thời gian nữa. Các chuyên gia cũng đánh giá, những điều kiện chuẩn bị cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM đến giờ này tương đối đảm bảo: mở rộng độ bao phủ vắc xin, có thuốc điều kháng virus, chăm lo an sinh xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận chăm sóc y tế…

Bí thư Thành ủy TP,HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, cần chuẩn bị chiến lược để TP.HCM chuyển sang giai đoạn bình thường mới – sống trong môi trường có COVID-19. Theo ông Nên, cần chuẩn bị tâm thế, thói quen, tinh thần và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó phù hợp với môi trường sống có COVID-19.

Cùng với đó, TP.HCM có chiến lược về an sinh, quan tâm đến an sinh xã hội, nhà ở xã hội và các vấn đề để người dân có điều kiện sống tốt hơn. “TP.HCM làm được một số kết quả nhưng không chủ quan và rất cần sự chung sức đồng lòng của các nhà khoa học, tiếp tục giúp TP.HCM khôi phục từng bước chắc chắn và phát triển trở lại, làm tròn sứ mệnh của thành phố với nhân dân, với đất nước”, ông Nên nhấn mạnh.

Bài liên quan
Doanh số iPhone ở Trung Quốc giảm 33% vào tháng 2, chuyên gia đoán điều tồi tệ sẽ tiếp diễn với Apple
Doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm khoảng 33% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, kéo dài sự sụt giảm nhu cầu với thiết bị hàng đầu tại thị trường nước ngoài quan trọng nhất của Apple.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý kiến chuyên gia: TP.HCM cần xác định "sống chung" và tính toán mở cửa từng phần để phục hồi kinh tế