Nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với "nghịch cảnh" là phi đội máy bay tiêm kích của mình (thường là MIG-21) đã quá "già nua" và cần phải thay thế, tuy nhiên vấn đề kinh phí khiến việc tìm ra ứng cử viên thích hợp nhất cho không quân nước nhỏ lại trở thành một vấn đề nan giải.
Vì vậy, có thể nói ứng cử viên thích hợp nhất cho không quân nước nhỏ chỉ có thể là các máy bay được Nga chế tạo hiện nay.
Với mục tiêu là một máy bay tiêm kích đánh chặn tầm ngắn, Liên Xô và Nga đã phát triển dòng máy bay MiG-29 và MiG-31 để thay thế cho thế hệ máy bay MiG-21 và MiG-23 huyền thoại. Nhưng, với giá thành không quá rẻ và chi phí bảo dưỡng khá cao của MiG-29 và MiG-31 sẽ là trở ngại cực kỳ lớn với ngân sách quốc phòng eo hẹp của các nước nhỏ.
Yak-130 được mệnh danh là máy bay “nhỏ mà có võ”, khi mặc dù là một máy bay huấn luyện với khối lượng nhỏ nhưng nó lại có thể mang theo một số lượng vũ khí cực kỳ “ấn tượng” lên tới 3 tấn trên 8 giá treo ở cánh và trên thân. Những vũ khí đó gồm vũ khí như tên lửa không đối không, không đối đất, bom, rocket, cũng như mang được bình dầu phụ. Máy bay này còn có 1 pháo 23 mm.
Gần đây, Yak-130 cũng rất đắt hàng với các nước có lực lượng không quân nhỏ như Belarus vì Yak-130 là giải pháp rẻ tiền mà hiệu quả để thay thế các chiếc Su-27 đã cũ và tốn kém bảo dưỡng. Nước này đã nhận được 4 chiếc Yak-130 đầu tiên từ Nga. Algeria cũng là nước ký hợp đồng mua máy bay Yak-130 (16 chiếc), ngoài ra còn có Bangladesh (26 chiếc), Syria (36 chiếc).
Về giá thành thì, Yak-130 quả đúng là “không thể tin được” khi nó chỉ có giá vào khoảng 15 triệu USD tức là một phi đội 4 chiếc Yak-130 chỉ đắt hơn một chiếc Su-30 một tí.