Bộ Tài chính cần chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh... bảo đảm không để xảy ra sai sót, lỗi kỹ thuật trong giao dịch, gây mất an toàn, ổn định thị trường...
Trong Công văn số 12117/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ mới ban hành ngày 13.11, nói vềkết quả hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đánh giá caoBộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán về kết quả tích cực sau 2 tháng triển khai thị trường chứng khoán phái sinh và theo đó cần tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về những kết quả đã đạt được, vai trò và tiềm năng của thị trường chứng khoán phái sinh đối với thị trường chứng khoán Việt Namlẫn nền kinh tế.
Bộ Tài chính cần tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán và các cơ quan, đơn vị có liên quan, các thành viên thị trường theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh; rà soát để hoàn thiện, bổ sung khung khổ pháp lý theo mức cao nhất mà thông lệ quốc tế áp dụng, bảo đảm không để xảy ra sai sót, lỗi kỹ thuật trong giao dịch, gây mất an toàn, ổn định đối với thị trường chứng khoán; tổng hợp kết quả hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh trong báo cáo hoạt động thị trường chứng khoán, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ hàng tháng theo quy định.
Phó Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nướcchủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá toàn diện việc tham gia của các ngân hàng thương mại vào thị trường chứng khoán phái sinh với vai trò là công cụ phòng vệ rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và với điều kiện đáp ứng các yêu cầu về hệ thống, nhân lực, quản trị rủi ro, năng lực tài chính... theo thông lệ, chuẩn mức quốc tế và pháp luật hiện hành.
Việt Namlà quốc gia thứ 5 có thị trường chứng khoán phái sinh trong khu vực ASEAN cùng với Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có thị trường tài chínhnày.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh được đánh giá là cần thiết, tất yếu nhằm hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính và nằm trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam trong thời gian tới, tiếp tục tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn làm động lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Đây là thị trường có các sản phẩm phức tạp, chủ yếu giúp các nhà đầu tư phân tán và phòng ngừa rủi ro, đồng thời giúp đa dạng hóa sản phẩm đầu tư, qua đó làm tăng sự hấp dẫn và cơ hội của thị trường chứng khoán.
Ban đầucó 7 công ty chứng khoán đã được chấp thuận trở thành thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của HNX và thành viên bù trừ thanh toán của VSD bao gồm: Công ty Chứng khoán VPBank (VPBS), Công ty Chứng khoán TPHCM (HSC), Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDS), Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty Chứng khoán MB (MBS).
P.V