2. Lên kế hoạch giảm cân
Đặt kế hoạch giảm cân cũbg là một tiêu chí quan trọng phải xem xét trước khi bắt đầu một chế độ ăn uống. Một kế hoạch giảm cân chi tiết sẽ giúp bạn xây dựng được chính xác chế độ ăn uống của mình cũng như chọn lựa những loại thực phẩm bạn sẽ ăn phục vụ cho việc giảm cân. Kế hoạch giảm cân cũng bao gồm cả chương trình tập thể dục phù hợp.
3. Duy trì sức khỏe tốt
Có rất nhiều chế độ ăn kiêng không lành mạnh và có tác động tiêu cực đối với cơ thể, dù chúng có thể giúp bạn giảm cân. Điều cần nghĩ đến trước khi thực hiện chế độ ăn kiêng là không vì giảm được vài cân mà hủy hoại sức khỏe. Hãy xem xét những ảnh hưởng của chế độ ăn uống mới tới sức khỏe tổng thể của bạn trước khi bắt đầu.
Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bạn sẽ làm việc kém hiệu quả và thiếu khỏe mạnh. Vì giảm cân là một lộ trình lâu dài, bạn vẫn có thể ăn sáng nhẹ nhàng gồm ngũ cốc và chút hoa quả hay sinh tố.
4. Hãy xác định tư tưởng phải thực hiện lâu dài
Điều này tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại rất quan trọng. Chế độ giảm cân không thể đạt được chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Thay vì bắt đầu một chế độ ăn kiêng theo cảm hứng, hãy xây dựng một kế hoạch cho chế độ ăn uống mà bạn sẽ thực hiện một cách tự nhiên nhất. Chẳng hạn như lịch trình và các món ăn cụ thể cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, các món ăn đa dạng nhưng giảm khẩu phần ăn hay tăng cường rau xanh và hoa quả cho từng ngày trong tuần, từng tuần trong tháng. Kể cả các món ăn cũng có thể theo mùa, như hoa quả hay rau quả theo mùa, thực phẩm theo mùa.
5. Nghiên cứu kĩ từng chế độ ăn uống
Nghiên cứu kĩ từng chế độ ăn uống là một ý tưởng thông minh trước khi bắt đầu. Điều này đặc biệt đúng bởi nếu bạn hiểu rõ về chế độ ăn uống, bạn sẽ cân nhắc được thế nào là một thực đơn lành mạnh. Nó giúp bạn không chỉ giảm cân mà còn duy trì tốt sức khỏe. Một số thực đơn lành mạnh có thể bao gồm thực đơn Địa Trung Hải hay một số thực đơn châu Á gồm nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh và hoa quả tươi thay vì chế độ ăn quá nhiều thịt hoặc chất béo.
6. Duyệt lại kế hoạch giảm cân cùng với bác sĩ
Việc tham khảo ý kiến bác sĩ về kế hoạch và chế độ ăn kiêng là điều nên làm bởi họ sẽ tư vấn và giúp bạn có những thay đổi lớn trong chế độ ăn uống, đặc biệt khi bạn có các bệnh mãn tính cần hỗ trợ y tế từ trước. Ví dụ nếu bạn là người mắc bệnh tim, bạn phải kiêng thực phẩm gì, hay thực phẩm gì có thể gây dị ứng cho bạn chẳng hạn.
Đối với người mắc bệnh tim, nên ăn nhiều hoa quả, tránh hút thuốc, tránh thực phẩm có nồng độ cholesterol cao như xúc xích hay khoai tây chiên, tránh ăn quá nhiều trứng ốp lết chẳng hạn. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh suy thận, thì lại phải kiêng một vài loại hoa quả như chuối, chanh, kiwi, kiêng protein như pho mát, đậu tương, khoai tây và cần ăn nhạt. Đối với người suy thận, có thể dùng các hoa quả thay thế như táo hay dưa hấu, đu đủ, dứa, đào, lê và nên dùng dầu oliu. Vì vậy, nếu bạn mắc một căn bệnh mãn tính nào đó hay có một vấn đề nào đó đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo với bác sĩ trước khi thực hiện kế hoạch giảm cân.
7. Khẩu phần ăn phù hợp
Kiểm soát khẩu phần là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc ăn kiêng. Nếu bạn muốn chế độ ăn uống của bạn đạt hiệu quả, thì bạn cần phải tìm hiểu những gì cơ thể bạn hấp thu được. Hầu hết các nhà hàng thường phục vụ các bữa ăn quá dư thừa so với nhu cầu calo của bạn. Vì sự ngon miệng cũng đừng quên kiểm soát khẩu phần phù hợp cho mình. Chẳng hạn như bạn cần kiềm chế cơn thèm ăn bánh ngọt, bánh kem, món mayonaise béo ngậy hay chai nước ngọt nhiều đường hoặc thực phẩm nhiều bơ, chiên ngập trong dầu mỡ. Vì chúng sẽ khiến bạn tăng cân chóng vánh.