Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 10 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 28,24 tỉ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2016.

10 tháng đầu năm, vốn FDI vào Việt Nam tăng 37,4%

Trí Lâm | 30/10/2017, 10:32

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 10 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 28,24 tỉ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo báo cáo, tính đến ngày 20.10.2017, cả nước có 24.397 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 312,91 tỉ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 169,05 tỉ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư mạnh nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm tỷ trọng cao nhất với 184,4 tỉ USD, chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,4 tỉ USD (chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 18,1 tỉ USD (chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư).

Tính đến tháng 10.2017 đã có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 57,1 tỉ USD (chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ nhìvới 46,3 tỉ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore,Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.

TP.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 43,3 tỉ USD (chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 29,5 tỉ USD (chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 27,2 tỉ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 26,9 tỉ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).

Tính đến ngày 20.10.2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,2 tỉ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính chung trong 10 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 28,24 tỉ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo đối tác đầu tư thì trong 10 tháng đầu năm 2017 có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 7,62 tỉ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,07 tỉ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,59 tỉ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư.

Một số dự án lớn được cấp phép trong 10 tháng năm 2017 là: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,79 tỉ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hóavới mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất khoảng 1.200 MW; Dự án Samsung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỉ USD tại Bắc Ninh.

Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1, tổng vốn đầu tư 2,07 tỉ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tưvới mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệtđiện đốt than, công suất khoảng 1.109,4 MW.

Dự án đường ống dẫn khí lô B -Ô Môn, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỉ USD do nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh với PVN và PV GasViệt Nam đầu tư với mục tiêu xây dựng, vận hành đường ống dẫn khí lô B -Ô Môn tại Kiên Giang.

Dự án Khu phức hợp thông minh tại khu chức năng số 2A trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, tổng vốn đầu tư đăng ký 885,85 triệu USD do Hàn Quốc đầu tư mới mục tiêu kinh doanh bất động sản tại TP.HCM.

Dự án nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 485,8 triệu USD.

Hoài Phong
Bài liên quan
Tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao
Thủ tướng yêu cầu tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là đối với phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 tháng đầu năm, vốn FDI vào Việt Nam tăng 37,4%