Tòa án Ả Rập Saudi vừa kết án tử hình đối với 15 người vì hành động làm gián điệp cho Iran. Điều này được cho là sẽ càng làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Ngoài ra, Ả Rập Saudi còn tổ chức một phiên tòa đặc biệt để kết án 15 nghi phạm khác với hình phạt từ 6 tháng đến 25 năm tù giam, đồng thời tuyên bố trắng án cho 2 người.
Các nghi can gồm 30 người Ả Rập Saudi theo đạo Hồi giáo dòng Shia, một người Iran và một người Afghanistan. Những người này bị bắt giữ vào năm 2013 và các phiên tòa xét xử bắt đầu từ tháng 2 năm nay. Tại Ả Rập Saudi, án tử hình phải được sự phê chuẩn của Quốc vương còn các quyết định khác của tòa có thể bị kháng cáo.
Đâylà một trong những vụgián điệpmới nhất có sự tham gia của công dân Ả Rập Saudi, từ đó làm gia tăng căng thẳng giữa nước này - quốc gia theo đạo Hồi dòng Sunni vớiIran - quốc gia theo đạo Hồi dòng Shia.
Tháng 1.2016, Ả Rập Saudi đã kết án tử hình đối với Nimr Baqir al-Nimr - một tu sĩ theo dòng Shia. Vụ xử tử giáo sĩ đã dẫn đến việchàng ngàn người xuống đường tấn công và đốt phá Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Tehran, Iran. Sau vụ việc này, Ả Rập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran.
Truyền thông Ả Rập Saudi cho biết, nhiều nghi can là các cựu nhân viên Bộ Nội vụ và Quốc phòng Ả Rập Saudi. Những người này được cho là đã tiết lộ các thông tin an ninh và quân sự nhạy cảm cho Iran, từ đó phá hoại lợi ích kinh tế, sự đoàn kết cộng đồng và gây xung đột bè phái tại Ả Rập Saudi.
Những người này còn ủng hộ lực lượng nổi dậy dòng Shia ở Qatif thuộcphía đông Ả Rập Saudi, chiêu mộ nhiều người cho các hoạt động gián điệp, cung cấp thông tin mật cho tình báo Iran và thực hiện các hành vi chống lại nhà vua Ả Rập Saudi.
Trong số những người bị bắt giữ năm 2013 có 1 giáo sư đại học, 1 bác sĩ nhi khoa, 1 nhân viên ngân hàng và 2 tu sĩ.
Ả Rập Saudi đã không ít lần đổ lỗi cho Iran vì các bất ổn giữa cộng đồng người Hồi giáo dòng Shia tại vùng Qatif, tuy nhiên lại chưa đưa rađượcchứng cứ vềmối liên hệ trực tiếp giữa Iran và những người này.
Quan hệ giữa Ả Rập Saudi và Iran bắt đầu căng thẳng sau cuộc cách mạng năm 1979, thời điểm các tu sĩ theo dòng Shia lên nắm quyền. Trong khi đó, Ả Rập Saudi trung thànhtuyệt đối với Hồi giáo dòng Sunni và coi những người theo dòng Shia là dị giáo.
Thiên Mai (theo The Guardian)