Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng kinh nghiệm là thế giới đều dùng công cụ thuế để kiểm soát và phòng chống tham nhũng, từ kê khai tài sản đến kiểm soát thu nhập. Do đó, cần củng cố hệ thống thuế, đi sâu vào lĩnh vực thuế thu nhập.

3 phương án xử lý tài sản bất minh: Vẫn chưa có sự lựa chọn tối ưu

Trí Lâm | 11/08/2018, 12:04

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng kinh nghiệm là thế giới đều dùng công cụ thuế để kiểm soát và phòng chống tham nhũng, từ kê khai tài sản đến kiểm soát thu nhập. Do đó, cần củng cố hệ thống thuế, đi sâu vào lĩnh vực thuế thu nhập.

3 phương án xử lý tài sản bất minh

Tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảoLuật Phòngchống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết nội dung về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo đó, Ủyban Tư pháp và cơ quan trình dự án báo cáo về 3 phương án xử lý.

Phương án thứ nhất là thu thuế. Bà Lê Thị Nga cho biếtưu điểm của phương án này là thể hiện thái độ rõ ràng của Nhà nước khi xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.

Tuy nhiên, bà Nga cho rằng nhược điểm là chưa thể hiện được thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trong xử lý tài sản, thu nhập có dấu hiệu không minh bạch. Đồng thời, việc quy định thuế suất 45% như dự thảo Luật do Chính phủ trình cũng chưa có căn cứ hợp lý.

Ủy ban Tư pháp và Cơ quan trình dự án cho rằngviệc quy định loại thu nhập chịu thuế, thuế suất cần được đánh giá tác động, nghiên cứu đầy đủ và quy định trong Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Về phương án thứ 2 là xử phạt hành chính, ưu điểm là bổ sung thêm một loại chế tài để xử lý hành vi kê khai không trung thực bên cạnh chế tài xử lý kỷ luật như luật hiện hành; thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trong việc xử lý hành vi không giải trình được hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập.Cùng với đó là gián tiếp xử lý được tài sản, thu nhập qua mức phạt tiền tương xứng mà không gặp phải vướng mắc về căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến xử lý tài sản.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là mới chỉ xử lý được hành vi vi phạm mà chưa xử lý trực tiếp được tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc. Hành vi vi phạm nghĩa vụ trung thực và minh bạch về tài sản, thu nhập là hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức.

Do đó, dự thảo Luật quy định một hành vi vi phạm trong thực hiện công vụ đã bị xử lý kỷ luật sau đó lại bị xử lý hành chính là chưa thật sự hợp lý. Mặt khác, quy định mức phạt 45% giá trị của tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai cũng chưa có căn cứ và không phù hợp với mức xử phạt hành chính của pháp luật hiện hành.

Với phương án 3 là xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thông qua thủ tục tố tụng dân sự, tức là đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, thu nhập này phải thông qua thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án.

Theo bà Nga, phương án này thể hiện được nhiều ưu điểm, bảo đảm được tính khách quan, minh bạch và bảo đảm quyền lợi của các bên; không phải sửa đổi pháp luật về dân sự và pháp luật về tố tụng dân sự; không mâu thuẫn với quy định về trách nhiệm chứng minh trong tố tụng dân sự.

Mặt khác, bà Nga cho rằng cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập vẫn phải có trách nhiệm chứng minh tính không hợp lý trong việc giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai.

Như vậy, trong quá trình tranh tụng, tòa án phán quyết về tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì tài sản, thu nhập tăng thêm đó thuộc sở hữu của Nhà nước.

Vẫn chưa thống nhất phương án

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hayỦyban Tư pháp và Cơ quan trình dự án thấy rằng phương án 2 có nhiều yếu tố bất hợp lý nên đề nghị không lựa chọn.

Đối với phương án 1 và phương án 3, đề nghị lựa chọn phương án 3 là xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thông qua thủ tục giải quyết tại tòa án; bổ sung quy định để giải thích khái niệm “giải trình không hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm”.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến chỉ rõ, trên thực tế, cán bộ có thể có nhiều khoản thu nhập, dự thảo Luật chưa quy định khoản thu nhập như thế nào là hợp lý, ở mức nào là hợp lý.Cùng với đó, luật quan tâm đến vấn đề kê khai tăng tài sản, nhưng kê khai giảm để nhằm mục đích tẩu tán tài sản thì dự thảo Luật có quy định không? Do đó cần làm rõ vấn đề này.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nêu rõdự thảo Luật phải xem xét, đánh giá hết các tác động; căn cứ vào các khả năng thực tiễn, căn cứ vào các quy định về quyền tài sản trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật hiện hành về quyền tài sản; kết hợp với thực tiễn văn hóa đời sống của người Việt Nam để đảm bảo tính khả thi.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chưa thật sự đồng tình với phương án nào trong 3 phương án cơ quan soạn thảo đưa ra. Ông Hiển cho rằngnhững quy định của dự thảo Luật phải thật chặt chẽ, đầy đủ căn cứ; không chỉ thực hiện mục tiêu chống tham nhũng mà còn thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển đất nước.

Theo ông Hiển, kinh nghiệm các nước trên thế giới đều dùng công cụ thuế để kiểm soát và phòng chống tham nhũng, từ kê khai tài sản đến kiểm soát thu nhập. Do đó, cần củng cố hệ thống thuế, đi sâu vào lĩnh vực thuế thu nhập, có cơ quan kiểm tra thuế; kiểm soát thông qua thanh toán không dùng tiền mặt mọi giao dịch, tài sản; còn nếu tài sản được chứng minh là có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng thì phải tịch thu 100%.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 phương án xử lý tài sản bất minh: Vẫn chưa có sự lựa chọn tối ưu