Trên Fox News, chuyên gia tình báo Mỹ Rebekah Koffler nêu 5 lý do sắt đá khiến Tổng thống Putin quyết đánh đến cùng tại Ukraine.

5 lý do sắt máu khiến Tổng thống Putin quyết đánh đến cùng tại Ukraine

Anh Tú (dịch) | 20/07/2022, 11:21

Trên Fox News, chuyên gia tình báo Mỹ Rebekah Koffler nêu 5 lý do sắt đá khiến Tổng thống Putin quyết đánh đến cùng tại Ukraine.

Mỹ và phương Tây đang tăng cường viện trợ an ninh cho Ukraine với hy vọng cao rằng họ có thể lật ngược tình thế có lợi cho mình và buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải dừng cuộc tấn công khốc liệt của mình. Nhưng, ông ấy sẽ không. Dưới đây là năm lý do tại sao.

Thứ nhất, Tổng thống Putin tin rằng ông ta đã đạt được một mốc thời gian cả trên chiến trường lẫn bên lề sau khi kiểm soát được khoảng 20% ​​lãnh thổ Ukraine. Các lực lượng Nga đã làm chủ hoàn toàn thành phố chiến lược Severodonetsk vào cuối tháng 6 và hôm Chủ nhật lại chiếm được thêm Lysychansk ở vùng Donbas, thiết lập toàn quyền kiểm soát trung tâm công nghiệp của Ukraine, với các nhà máy sản xuất sắt thép cùng trữ lượng than và khoáng sản chất lượng cao.

Sau khi kiểm soát hành lang đất liền nối giữa Nga và Crimea, mà Moscow sáp nhập vào năm 2014, ông Putin đang chặn đường tiếp cận các cảng biển của Ukraine, bóp nghẹt nền kinh tế Ukraine bằng cách ngăn cản việc xuất khẩu ngũ cốc bằng hàng hải. Còn ba tháng nữa trước khi điều kiện chiến trường xấu đi do thời tiết, ông Putin cảm thấy mình có thể đạt được nhiều lợi thế chiến lược hơn trong khi tiếp tục làm cơ sở hạ tầng và khả năng tự vệ của Ukraine kiệt quệ.

Nhất quán với học thuyết "leo thang thống trị" của ông Putin, Nga đang tăng cường bắn tên lửa trên khắp Ukraine trong bối cảnh Washington cũng đang tăng cường phạm vi và quy mô vũ khí đã cam kết với Kyiv.

Thứ hai, Tổng thống Putin tin rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đã phản tác dụng, khi phương Tây phải đối mặt với giá dầu và khí đốt tăng vọt, cũng như tình trạng thiếu lương thực.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có của phương Tây đối với Nga không những không phá hủy nền kinh tế Nga mà còn củng cố nó. Thu nhập từ dầu mỏ của Nga đang tăng vọt và đồng rúp tăng đến mức mạnh nhất trong 7 năm, cho phép ông Putin tiếp tục duy trì cho bộ máy quân sự của mình.

Nền kinh tế của Đức đang đối mặt với khả năng sụp đổ, có thể kéo phần còn lại của châu Âu xuống theo, khi phải hạn chế sử dụng khí đốt tự nhiên do Nga cắt giảm nguồn cung. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ gần như đang đi vào suy thoái.

Việc Nga bị coi là vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918, có lẽ không làm ông Putin quá bận tâm. Thực ra, Moscow đã gửi một khoản tiền, nhưng các vấn đề tuân thủ liên quan đến các lệnh trừng phạt đã khiến nó không được thanh toán. Bên cạnh đó, Putin biết rằng người cho vay mới chịu đau nhiều hơn người đi vay.

Thứ ba, Tổng thống Putin cảm thấy rằng sự mệt mỏi vì chiến tranh đang bắt đầu kéo dài ở phương Tây, bất chấp việc Mỹ và các nhà lãnh đạo châu Âu thể hiện sự ủng hộ công khai đối với Kyiv. Các quan chức chính quyền Biden được cho là đang mất niềm tin vào khả năng chiến thắng của Ukraine trong cuộc chiến và đang thảo luận riêng về khả năng Tổng thống Ukraine Vlodymyr Zelenskyy nhượng đất cho phía Putin.

Thứ tư, trong ba tháng tới, Putin sẽ có thể gây ra nhiều đau đớn hơn nữa cho người dân châu Âu bằng "các cuộc tấn công năng lượng" của mình trong khi có đủ khả năng lớn để làm nản lòng phương Tây khi đối đầu với Nga thông qua vấn đề Ukraine.

Tổng thống Putin tin rằng khi nhiệt độ giảm xuống và Tây Âu bắt đầu rùng mình, sự ủng hộ đối đầu với Nga cũng sẽ đóng băng. Cắt khí đốt để ép các nhà lãnh đạo châu Âu từ bỏ sự ủng hộ của họ đối với Ukraine là một công cụ tiêu chuẩn trong kịch bản của Tổng thống Putin.

Đồng thời, Mỹ sẽ bận tâm đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, có thể khiến Ukraine không còn là ưu tiên của Washington. Các cơ quan tình báo của Putin giám sát chặt chẽ các vấn đề đối nội của Mỹ, xử lý các vấn đề gây tranh cãi, chẳng hạn như quyết định gần đây của Tòa án Tối cao về phá thai, kiểm soát súng và các cuộc biểu tình đang càn quét khắp đất nước. Phía Mỹ sẽ bị ám ảnh rằng Tổng thống Putin sẽ chỉ đạo các đội ngũ tình báo thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng, làm gia tăng sự bất hòa và hậu quả của nó thông qua các phương tiện truyền thông xã hội và các hoạt động bí mật, như họ lo ngại trước đây.

Theo Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ, họ đề phòng nguy cơ Tổng thống Putin có kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công mạng, để trả đũa cho các lệnh trừng phạt, nhằm tạo ra tình trạng hỗn loạn, và do đó Washington sẽ phải rời mắt khỏi Ukraine.

Thứ năm và cuối cùng, kết quả của cuộc xung đột ở Ukraine là một vấn đề tồn tại đối với Nga. Tổng thống Putin tuyên bố Ukraine là "lằn ranh đỏ" đối với sự mở rộng của NATO bởi vì, dù có biện minh hay không, Nga vẫn coi đất nước này như một phần trong vành đai an ninh chiến lược của mình.

Theo quan điểm của Nga, với việc NATO kết nạp các nước Baltic, khoảng cách giữa các lực lượng NATO và Nga đã giảm từ 1.000 dặm trong Chiến tranh Lạnh xuống còn 100 dặm, khiến nguy cơ có một liên minh quân sự đối địch gần biên giới của Nga, là không thể chấp nhận được. Moscow luôn nghi ngờ chính sách thúc đẩy dân chủ của Mỹ và sự củng cố của NATO, đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ.

Putin tin rằng chính sách dân chủ hóa của Mỹ là cách thể hiện phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, bất kể ai làm chủ Nhà Trắng. Một báo cáo chiến lược tuyệt mật được giải mật mô tả chính sách lưỡng đảng dài hạn của Mỹ là tìm cách ngăn chặn "một thế lực thù địch duy nhất", chẳng hạn như Nga, "thống trị vùng đất Á-Âu" và "hỗ trợ các phong trào dân chủ và dân tộc chủ nghĩa nếu chúng nằm trong cuộc đấu tranh chống lại các chế độ mà Mỹ cho là độc tài".

Theo quan điểm của Putin, báo cáo này cũng bài viết tương tự của các nhà tư vấn phương Tây và các quan chức chính quyền Biden thừa nhận mục tiêu của Washington là làm suy yếu Nga về kinh tế và quân sự, đã biện minh cho cuộc chiến Ukraine. Miễn là Nga giữ cho cuộc xung đột này tồn tại, ngay cả khi nó biến thành một trận chiến tiêu hao kéo dài, mục tiêu chiến lược của Nga là giữ Ukraine không thể đáp ứng tiêu chuẩn vào NATO (một trong những yêu cầu quan trọng đối với tư cách thành viên NATO là không có tranh chấp lãnh thổ và không trong tình trạng xung độ)

Quỹ đạo của cuộc chiến này, với bối cảnh chiến trường thay đổi của nó, đã được chứng minh là khó đoán định. Nhưng có một điều chắc chắn: Tổng thống Putin sẽ không làm cho nó dừng lại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 lý do sắt máu khiến Tổng thống Putin quyết đánh đến cùng tại Ukraine