Để triển khai công tác ngành KH-CN năm 2020, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh Bộ KH-CN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, cơ quan trung ương và địa phương triển khai 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Tại Hội nghị triển khai công tác ngành KH-CN năm 2020 (diễn ra ngày 3.1), Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) Trần Văn Tùng nhấn mạnh Bộ KH-CN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộngành, cơ quan trung ương và địa phương triển khai 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, triển khai cácchương trình, đề án trọng tâm. Cụ thể, tập trung xây dựng và triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30.5.2019 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27.9.2019 của Bộ Chính trị; Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế, thương mại, đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh để kích cầu công nghệ và nhu cầu đổi mới sáng tạo từ khu vực doanh nghiệp. Tăng cường năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp thông qua việc tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lập quỹ phát triển KH-CN…
Thứ hai, tiếp tục hoàn thành lang pháp lý để thúc đẩy sự phát triển của KH-CN và đổi mới sáng tạo.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác quản lý KH-CN và đổi mới sáng tạo. Tiếp tục đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh…
Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùngphát biểu tại hội nghị - Ảnh: BTC
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu chung để tranh thủ nguồn lực và tri thức của các quốc gia tiên tiến, đồng thời từng bước nâng tầm năng lực và trình độ nghiên cứu trong nước. Thu hút, khai thác thế mạnh của đội ngũ các nhà khoa học tài năng là người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ năm, đề nghị các cấp các ngành, các địa phương quan tâm, chỉ đạo để đưa nhiệm vụ, giải pháp về KH-CN và đổi mới sáng tạo gắn trực tiếp với nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng văn kiện đại hội đảng các cấp.
Nhiều dấu ấn đậm nét
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng cho biết với các nỗ lực của cả hệ thống, chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2019 của Việt Nam tiếp tục tăng 3 bậc so với năm 2018, đứng ở vị trí 42/129 quốc gia-nền kinh tế và đứng thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore và Malaysia.
Đáng chú ý, năm 2019 là năm Bộ KH-CN thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, tiếp cận với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc tế. Ngoài Techfest quốc gia, lần đầu tiên Bộ KH-CN tổ chức các kỳ Techfest quốc tế tại Mỹ, Hàn Quốc và Singapore để quảng bá các startup và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam với thế giới.
Đặc biệt, Bộ KH-CN đã triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc để công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường.
Cảnh hội nghịkhoa học công nghệ- Ảnh: BTC
Tại hội nghị, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, tất cả các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều thống nhất rằng năm 2019 là năm thứ hai liên tục Việt Nam hoàn thành tất cả các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Chúng ta không chỉ duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao (7%) mà các chỉ số xếp hạng của Việt Nam cũng đều được cải thiện theo chiều hướng tốt lên. Trong đó, đặc biệt là các chỉ số liên quan tới KH-CN.
Phó thủ tướng cũng dẫn chứng các con con số như công bố khoa học trên các tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới của Việt Nam năm qua tăng 26,4% so với 2018. Chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 3 bậc, chất lượng tăng trưởng trong đó có đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) trên 46,11%.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng trăn trở khi chi ngân sách cho KH-CN theo Luật là 2% nhưng thực chi mới 1,8 %. Nếu tính tỷ lệ chi ngân sách cho khoa học so với chi củadoanh nghiệp cho khoa học thì 5 năm trước tỷ lệ ấy là 70%-30%, giờ là 48%-52%. Tính ra như vậy chi cho KH-CN mới chỉ bằng 0,9% GDP. So với các nước còn quá thấp.
Vì vậy, Phó thủ tướng Đam nhấn mạnh chúng ta phải tổ chức chi ngân sách chặt chẽ để không thất thoát nhưng một mặt cũng phải tôn trọng các nhà khoa học và phải tin vào khoa học, đặc biệt là phải chấp nhận tính rủi ro của khoa học.
Thu Anh