Khi cả nước Mỹ cũng như cả thế giới đều bị sốc bởi các ý tưởng kinh tế gây tranh cãi của vị tỷ phú ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, thì mọi sự quan tâm đều được đổ dồn vào một câu hỏi: ai đang là nhà kinh tế giữ vai trò cố vấn chủ đạo cho vị tỷ phú này? Sẽ không ngạc nhiên nếu đó là một nhà kinh tế hàng đầu chủ trương đề phòng và cảnh giác trước những hệ lụy kinh tế từ Trung Quốc: Peter Navarro.

Ai khiến Donald Trump có thái độ cứng rắn với Trung Quốc?

Nhàn Đàm | 02/08/2016, 06:08

Khi cả nước Mỹ cũng như cả thế giới đều bị sốc bởi các ý tưởng kinh tế gây tranh cãi của vị tỷ phú ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, thì mọi sự quan tâm đều được đổ dồn vào một câu hỏi: ai đang là nhà kinh tế giữ vai trò cố vấn chủ đạo cho vị tỷ phú này? Sẽ không ngạc nhiên nếu đó là một nhà kinh tế hàng đầu chủ trương đề phòng và cảnh giác trước những hệ lụy kinh tế từ Trung Quốc: Peter Navarro.

Chính sách kinh tế luôn là một trong những yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất đến việc giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dù là trong quá khứ hay thời điểm hiện tại. Và bất cứ một ứng cử viên tổng thống nào, cũng như bất cứ một vị tổng thống Mỹ nào cũng đều có ít nhất là một cố vấn kinh tế là người đóng vai trò vạch ra những chính sách kinh tế mà vị ứng cử viên hoặc vị tổng thống đó sẽ theo đuổi trong quá trình tranh cử và nhậm chức của mình. Donald Trump cũng không phải là một ngoại lệ.

Và khi mà cả nước Mỹ cũng như cả thế giới đều bị sốc bởi các ý tưởng kinh tế gây tranh cãi của vị tỷ phú ứng cử viên của đảng Cộng Hòa này, và nó không hẳn là không đáng chú ý, thì mọi sự quan tâm đều được đổ dồn vào một câu hỏi: ai đang là nhà kinh tế giữ vai trò cố vấn chủ đạo cho vị tỷ phú này? Sẽ không ngạc nhiên nếu đó là một nhà kinh tế hàng đầu chủ trương đề phòng và cảnh giác trước những hệ lụy kinh tế từ Trung Quốc: Peter Navarro.

Khi nhắc đến những cố vấn kinh tế thường xuất hiện trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump trong suốt những tháng vừa qua, người ta thường có xu hướng nhắc tới hai nhân vật là Lawrence Kudlow và Stephen Moore. Tuy nhiên, khi xét đến những đặc điểm cơ bản nhất trong chính sách kinh tế được Trump trình bày trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, bao gồm: Các biện pháp bảo hộ trước hàng nhập khẩu của Trung Quốc (như tăng mức áp thuế), và một phần nào đó là chống lại xu hướng tự do thương mại và tìm cách đưa các công ty Mỹ cùng nhà xưởng sản xuất của họ về nước; thì nhà kinh tế đứng đằng sau hậu thuẫn Trump phải là một người khác.

Và không khó để có thể chỉ ra danh tính thực sự của nhà kinh tế đứng sau lưng Trump: giáo sư Peter Navarro của đại học California Irvine – Một nhà kinh tế nổi tiếng trên thế giới và là một trong những nhà kinh tế đi đầu trong việc nghiên cứu các tác động kinh tế mà Trung Quốc gây ra đối với thế giới nói chung và với nước Mỹ nói riêng.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra vì sao nhà kinh tế đứng sau lưng hậu thuẫn chính sách kinh tế cho Donald Trump lại là Peter Navarro. Navarro chính là một trong số những nhà kinh tế hiếm hoi được Donald Trump nhắc đến với sự ca ngợi, trong khi vị tỷ phú này nhận được sự căm ghét và chê bai từ hầu hết các nhà kinh tế lớn khác của Mỹ và thế giới do các ý tưởng kinh tế gây sốc của mình.

Peter Navarro cũng là một trong số ít các nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ và thế giới hiện nay đứng ra bảo vệ và ủng hộ Trump về khía cạnh chính sách kinh tế, Navarro đã viết khá nhiều bài báo ủng hộ Trump trong đó nổi tiếng nhất là bài luận được xuất bản vào tháng Ba. Bài luận nổi tiếng này đã đưa Navarro vào danh sách các ứng cử viên tiềm năng nhất cho vị trí cố vấn kinh tế cho tổng thống nếu Trump thắng cử.

Hầu hết các điểm nổi bật nhất trong chính sách kinh tế được Donald Trump trình bày trong chiến dịch tranh cử của mình đều có sự liên hệ chặt chẽ với quan điểm kinh tế đặc trưng của Peter Navarro. Trước hết, đó là thái độ cứng rắn trong mối quan hệ kinh tế-thương mại với Trung Quốc.

Navarro hiện đang là một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới đang dẫn đầu xu hướng nghiên cứu các tác động mà kinh tế Trung Quốc gây ra, ông cũng là tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng “Death by China” (tên bản dịch tiếng Việt “Chết bởi Trung Quốc”), trong đó chỉ rõ những tác động tiêu cực về các khía cạnh kinh tế mà Trung Quốc sẽ gây ra đối với nền kinh tế các quốc gia trên thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng.

Navarro không chỉ nổi tiếng là một nhà kinh tế chủ trương cứng rắn và cương quyết với Trung Quốc trong các vấn đề thương mại và kinh tế, mà còn là một học giả hàng đầu có cái nhìn khá bi quan về tương lai của Trung Quốc và những tác động của cường quốc kinh tế mới nổi này đến thế giới.

Peter Navarro ngoài cuốn sách “Death by China” chỉ ra các tác động tiêu cực về kinh tế gây ra bởi Trung Quốc, thì cũng là tác giả của một cuốn sách khá nổi tiếng khác về quốc gia Đông Á này – “Con hổ rúm ró: Chủ nghĩa quân phiệt Trung Quốc với thế giới”, trong đó bày tỏ những lo ngại sâu sắc về những tác động chính trị và quân sự mà Trung Quốc có thể gây ra nếu quốc gia này có điều kiện bộc lộ sự hung hăng của mình.

Có thể nói, Navarro là một trong những học giả hàng đầu e ngại về những tác động tiêu cực mà Trung Quốc có thể gây ra với thế giới cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự; Và chủ trương đề phòng và cứng rắn với quốc gia này. Đó có thể là lý do vì sao Donald Trump trong suốt chiến dịch tranh cử của mình luôn thể hiện một thái độ không mấy thiện cảm với Trung Quốc, cả về kinh tế lẫn chính trị và an ninh quốc phòng.

Không chỉ là nguồn gốc cho thái độ cứng rắn với Trung Quốc về kinh tế và chính trị của Donald Trump, Peter Navarro còn là nguồn cảm hứng cho các chính sách kinh tế theo xu hướng bảo hộ và phản đối tự do thương mại của vị ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa. Một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của Navarro – “Hạt giống của sự phá hủy” viết vào năm 2010 với nhà kinh tế Glenn Hubbard của đại học Columbia, có nội dung chủ yếu là làm thế nào để lấy lại sự thịnh vượng cho kinh tế Mỹ.

Cách tiếp cận chủ đạo của cuốn sách là sự dung hòa giữa tư tưởng tự do thương mại của Glenn Hubbard và chính sách bảo hộ và cứng rắn của Peter Navarro. Nội dung được trình bày trong cuốn sách này trên thực tế đã trở thành chính sách kinh tế trong cương lĩnh tranh cử của đảng Cộng Hòa vào năm 2012, nhưng đã không thành công.

Nhưng giờ đây, khi tác động của tự do thương mại với nước Mỹ đang ngày càng nhiều hơn, và số cử tri Mỹ ủng hộ các chính sách cứng rắn mang tính bảo hộ tương tự của Donald Trump nhiều hơn gấp bội, thì mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.

Có thể nói, chinh sách kinh tế của Donald Trump gần như là một sự rập khuôn hoàn toàn với các quan điểm kinh tế chủ đạo của Peter Navarro, và không khó để đoán được rằng vị giáo sư của đại học California Irvine sẽ có thể thành cố vấn kinh tế cho tổng thống nếu Trump giành chiến thắng trong cuộc tranh cử, và khi đó những quan điểm kinh tế của Navarro đặc biệt là về Trung Quốc sẽ có thể thâm nhập rất sâu vào các chính sách của chính phủ Mỹ. Và dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ không hề thích kịch bản này xảy ra một chút nào.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ai khiến Donald Trump có thái độ cứng rắn với Trung Quốc?