Thành trì cuối cùng của Khmer Đỏ nay đã biến thành khu di tích mang tên Trung tâm Hòa bình Anlong Veng. Tại đây, các cựu binh Khmer Đỏ và các nạn nhân diệt chủng sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình với khách đến thăm.

Cựu binh Khmer Đỏ giúp thế hệ trẻ Campuchia hiểu về lịch sử

Cẩm Bình | 01/08/2016, 14:10

Thành trì cuối cùng của Khmer Đỏ nay đã biến thành khu di tích mang tên Trung tâm Hòa bình Anlong Veng. Tại đây, các cựu binh Khmer Đỏ và các nạn nhân diệt chủng sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình với khách đến thăm.

Trung tâm Hòa bình Anlong Veng (Anlong Veng Peace Center) được xây dựng tại nơi từng là trung tâm chỉ huy chiến lược quân sự của Khmer Đỏ ở vùng núi Dangrek hẻo lánh tại biên giới Thái Lan-Campuchia.

Tiến sĩ Ly Sok- Kheang, người tổ chức chương trình tìm hiểu Khmer Đỏ, chỉ vào một cái ghế ở đầu bàn và nói:“Pol Pot từng ngồi ở đây...Ngoài ra còn có Ta Mok, cựu tư lệnh quân Khmer Đỏ, kẻ được mệnh danh làđồ tể. Họ đã ngồi ở đây chỉ huy chiến trường”.

Căn phòng nơi các tướng Khmer Đỏ bàn bạc kế hoạchquân sự trong Trung tâm Hòa bình Anlong Veng - Ảnh:ABC News

Trung tâm Hòa bình Anlong Vengvẫn giữ lại thiết kế điển hình của trung tâm chỉ huy quân sự do Khmer Đỏ xây dựng vớinhững bức tường cốt thép chống cháy nổ và lưới thép bọc ngoài cửa sổ. Tuy nhiên, cănphòng được làm thêm cửa ra vào.

Tiến sĩ Ly Sok- Kheang giải thích:“Các phòng ốcKhmer Đỏ xây dựng thường không có cửa ra vào mà chỉ có hai lối thoát hiểm để các chỉ huy có thể nhanh chóng tẩu thoát khi có biến”.

Sau khi nắmquyền kiểm soát Campuchia vàogiữa thập niên1970, Khmer Đỏ đã cai trị bằng chế độ diệt chủng khiến gần 2 triệu người (một phần tư dân số Campuchia) thiệt mạng.

Ngày nay, sinh viên các trường đại học và du khách thường tìm đến Trung tâm Hòa bình Anlong Veng để được trò chuyện với hơn 50 cựu binh Khmer Đỏ và một số nạn nhân còn sống sót trong chế độ diệt chủng.

Một phương pháp giáo dục và một cách nhìn nhân văn hơn

Ngoài hầu hết cư dân đến định cư tại Anlong Veng từ một thập niêntrước, tại những ngôilàng trên núi của thị trấn Anlong Veng còn có cáccựu binh Khmer Đỏ sinh sống. Họ đã chạy đến đây sau khi chế độ diệt chủng bị lật đổ năm 1979.

Ông Ly nhận xét:“Anlong Veng là nơi cuối cùng còn có sự tồn tại của Khmer Đỏ”.

San Roueng, cựu vệ sĩ của “đồ tể” Ta Mok, kể lại thời còn phục vụ Khmer Đỏ - Ảnh: ABC News

Ông Ly mong rằng Trung tâm Hòa bình Anlong Veng sẽ giúp thế hệ trẻ vùng Anlong Veng hiểu rõ hơn về một giai đoạn đầy biến động của đất nước Campuchia.

Khi mới bắt đầu tham gia chương trình tìm hiểu Khmer Đỏ, sinh viên các trường thường bày tỏ nỗi sợ hãi mỗi khi nhắc đến lực lượng này.

Ông Ly chia sẻ: “Trong tâm trí của hầu hết mọi người thì Khmer Đỏ là bọngiết người, là quỷ dữ, nhưng tôi muốn thách thức cách nghĩ này bằng việc đưa nhiều người đến Trung tâm Hòa bình. Nhiều cựu binh Khmer Đỏ sẵn sàng chia sẻ câu chuyện đời họ và điều này tốt cho công tácgiáodục thế hệ sau. Chúng tôi tập trunggiới thiệu một cách nhìn nhân văn hơn về Khmer Đỏ”.

Kế hoạch bảo tồn cáccăn cứ bí mật trong rừng của Pol Pot đang được bàn thảo - Ảnh: ABC News

Vìđược nghe những câu chuyện này mà nhiềusinh viên hiểu ra rằng chính chế độ diệt chủng mới đãđem lại thời kì đen tối cho đất nước Campuchia.

Khi đến đây, nhiều người lần đầu tiên biết được rằng một chiến dịch ném bom quy mô lớn mà Mỹ tiến hành bí mật vào cuối những năm 1960 đã dẫn đến sự trỗi dậy của Khmer Đỏ.

“Hầu hết các cựu binh kể lại lý do họ gia nhập lực lượng Khmer Đỏ là do Mỹbắn phá",ông Ly chia sẻ.

Làm gì có công lý sau tội ác diệt chủng!

Nhiều cựu binh Khmer Đỏvẫn e dèkhi tiếp xúc với người ngoài, một số còn từ chối tiếp xúc với báo giới.Nói về quá khứ là một chủ đề gây tranh cãi tại Campuchia.

Phiên tòa xét xử tội ác Khmer Đỏ đã nhận phải nhiều chỉ trích vì nhiều người dân Campuchiacho rằng xét xử tội ác là phí phạm tiền của trong khi tiền chi cho xét xử có thể chi cho phát triển cơ sở hạ tầng Campuchia.

Sok Sapaorn, người từng bị bọnKhmer Đỏ bắt đi lao động khổ sai cùng hàng triệu đồng bào của mình,nhận xét: "Mở tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ là hành động lãng phí tiền bạc. Làmgì có công lý! Vẫn còn nhiều kẻ giữ vị trí cao và vẫn tự do”.

Sinh viên đến tham quan phòng họp của Ta Mok - Ảnh: ABC News

Không như Sok Sapaom, Tiến sĩ Ly Sok- Kheangcho rằng phiên tòa xét xử tội ác Khmer Đỏphải được duy trì để cho thấy rằng công lý phảiđược thực thi, nhưng đồng thời với thực thi công lý thì cũng phải có cácbiện pháp xây dựng hòa bình và hòa giải như xây dựng Trung tâm Hòa bình Anlong Veng.

Ông giải thích:“Chúng tôi nghĩ là hòa bình không thể tách rời khỏi công lý. Phiên tòa xét xử tội ác Khmer Đỏđã cho thấy rằng chúng tôi chống lại những kẻ phạm tội ác chiến tranh được miễn tội”.

Meng Ratha, 27 tuổi, là một trong nhiều người trẻ muốn đất nước Campuchia học những bài học từ quá khứ.Meng hiện là hướng dẫn viên cho Bảo tàng Chiến tranh tại Siem Reap. Một vài người thân của Meng đã bị Khmer Đỏ giết hại.

Meng chia sẻ: “Thế hệ trẻ chúng tôi biết rằng Khmer Đỏ đã sát hạirất nhiều người, nhưng chúng tôi không hiểu tại sao họ lại làm như vậy. Biết về lịch sử là rất quan trọng vì chỉ có như vậy chúng ta mới không lặp lại những sai lầm từng phạm phải”.

Tiến sĩ Ly Sok- Kheangkhẳng định thế hệ trẻ là những người có thể thay đổi đất nước, vì vậy giúp những người trẻ hiểu rõ về giai đoạn cai trị của Khmer Đỏ thông qua Trung tâm Hòa bình Anlong Veng là điềucần thiết.

Cẩm Bình (theo ABC News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quy định siết việc phân lô bán nền: Hiểu sao cho đúng?
Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6 cho rằng quy định hạn chế phân lô bán nền chỉ áp dụng đối với dự án bất động sản, không áp dụng với đất cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tách thửa với mục đích cho/tặng, thừa kế, chuyển nhượng cho người khác.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu binh Khmer Đỏ giúp thế hệ trẻ Campuchia hiểu về lịch sử