Thông tin Amazon đang có kế hoạch "đổ bộ" thị trường Việt Nam càng khiến cho ngành thương mại điện tử của Việt Nam trở nên “nóng” hơn.

Amazon sẽ 'đổ bộ' thị trường Việt Nam

Trí Thức Trẻ | 13/12/2017, 10:39

Thông tin Amazon đang có kế hoạch "đổ bộ" thị trường Việt Nam càng khiến cho ngành thương mại điện tử của Việt Nam trở nên “nóng” hơn.

Ông Nguyễn Thanh Hưng -Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã có buổi làm việc với đại diện của tập đoàn Amazon vào tuần trước. Theo đó, Việt Nam đang là thị trường màAmazonquan tâm.Đại diện Amazon cũng đã chia sẻ 2 bước chiến lược khi hoạt động tại Việt Nam.

“Chiến lược của Amazon gồm2 bước: Bước thứ nhất, họ muốn xuất khẩu hàng hóa qua biên giới.Bước thứ hai, họ muốn nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Người tiêu dùng muốn mua hàng trên Amazon, nhưng thực ra Amazon cũng quan tâm chiều ngược lại. Họ muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu trên Amazon”, ông nói.

Ông Hưng cho rằngviệc Amazon thâm nhập thị trường Việt Nam nên được nhìn ở 2 góc độ. Bên cạnh nhập khẩu hàng hóa, việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nên được coi là “điều tuyệt vời” và cần khai thác.

Alibaba cũng coiViệt Nam là thị trường quan trọng khi gia tăngsố đại lý tại Việt Nam từ 1 lên con số hàng chục nghìn chỉ sau nửa năm.Alibaba đã mua lại Lazada để tham giasâu hơn vào ngành thương mại điện tử Việt Nam, trực tiếp mang sản phẩm đến người tiêu dùng (mô hình B2C).

Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đánh giá sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài càng khiến thị trường thương mại điện tử “nóng” hơn.

Trong khi đó về phía doanh nghiệp trong nước, bà Nguyễn Thị Hạnh -Phó Giám đốc trung tâm người bán thuộc Công ty cổ phần Công nghệ Sen Đỏ (Sendo.com) cho biết công ty không xem ai là đối thủ vì thị trường thương mại điện tử Việt Nam còn rất rộng lớn. Doanh số thương mại điện tử bán lẻ giữa các công ty và người tiêu dùng (B2C) của Việt Nam năm 2016 mới chỉ đạt 5 tỷ USD, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa.

Do đó, “mỗi doanh nghiệp đều phải phấn đấu để tỷ lệ đó tăng lên 5% hay 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa. Các doanh nghiệp đang làm sao để tối ưu hóa, để mọi người mua hàng nhiều hơn, các doanh nghiệp bán hàng trên online nhiều hơn...”, bà Hạnh nói.

Ông Trần Ngọc Thái Sơn - CEO Tiki cũng cho rằng chính sự xuất hiện của những đối thủ ngoại đã khiến các quỹ đầu tư lớn vào Việt Nam đầu tư và rót vốn cho doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước. Khi họ vào thì lại đẩy thị trường lên. Họ mang tới nguồn lực, định giá thị trường...

"Có người cạnh tranh với mình hôm nay thành mai đối tác, nhà đầu tư của mình. Không có gì phải lo lắng khi có những đối thủ khổng lồ", ông Sơn nhận định.

Theo Trí Thức Trẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dự báo sự phát triển phương tiện bay, sử dụng trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tham khảo kinh nghiệm quốc tế, dự báo sự phát triển của các phương tiện giao thông trong tương lai như phương tiện bay, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các loại nhiên liệu mới…
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Amazon sẽ 'đổ bộ' thị trường Việt Nam