Bạn ham mê kiến trúc, bạn muốn tạo ra những ngôi nhà cho chính mình, người thân và cả xã hội, bạn muốn tự hào với con cái của mình trong tương lai rằng chính mình là người đã tô điểm cho vẻ đẹp nơi bạn đang sống, nếu có những ước mơ trên thì bạn nên theo học ngành Kiến trúc.

10 điều bạn nên biết khi theo nghề Kiến trúc

Một Thế Giới | 24/04/2015, 09:24

Bạn ham mê kiến trúc, bạn muốn tạo ra những ngôi nhà cho chính mình, người thân và cả xã hội, bạn muốn tự hào với con cái của mình trong tương lai rằng chính mình là người đã tô điểm cho vẻ đẹp nơi bạn đang sống, nếu có những ước mơ trên thì bạn nên theo học ngành Kiến trúc.

Tuy nhiên, chỉ với những ước mơ như trên thì chưa đủ để bạn có thể theo học ngành Kiến trúc, bạn sẽ còn cần nhiều kỹ năng khác như vẽ và học lực ở mức khá tốt. Nhưng bao nhiêu đó có lẽ chưa hề đủ, chúng tôi sẽ cho bạn một cái nhìn trung thực về Kiến trúc, thứ sẽ khiến cho nhiều bạn từ bỏ ước mơ của mình đúng lúc.

Nghe có vẻ "hù dọa", nhưng đó là sự thật về ngành nghề mà đang chọn đầy những khó khăn mà nếu không hiểu, không có ý chí và quyết tâm cật lực thì bạn tốt nhất đừng nên theo học nó.

10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-1

1. Chọn trường đại học

Rất tiếc, muốn trở thành Kiến trúc sư bạn không thể như nhiều ngành nghề mà có thể tự học. Bạn cần phải học ở một môi trường giáo dục bậc cao, cũng giống như những ngành chuyên môn cao khác, Kiến trúc là một lĩnh vực đòi hỏi các chuyên gia giáo dục có kinh nghiệm đáng kể để giảng dạy. Đại học Kiến trúc Hà Nội và TP.HCM là hai địa điểm tốt nhất để các sĩ tử đăng ký theo học ngành Kiến trúc.

Tuy nhiên, hai ngôi trường kia không hề dễ dàng nhận bạn vào học. Nhưng đừng lo, một số trường khác ở khu vực miền Bắc và miền Nam đều có dạy bộ môn này và chất lượng sinh viên đầu ra không hề thua kém hai trường nổi tiếng trên.

10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-2

2. Hãy chuẩn bị tinh thần học

Kiến trúc là ngành đòi hỏi mức độ học tập rất nặng. Bạn đừng thở phào nhẹ nhõm và xả hơi vì vừa tốt nghiệp cấp 3 và chuẩn bị bước vào một môi trường hàng đầu, mọi chuyện chỉ mới bắt đầu và bạn nên chuẩn bị tinh thần từ khi biết điểm là vừa.

10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-3

3. Học kiến trúc cần phải giỏi toán

Nếu toán lý kém, các môn khoa học kém, bạn đừng hy vọng sẽ bù đắp bằng vẽ mỹ thuật. Vì vẽ mỹ thuật chỉ là thi đầu vào, và một Kiến trúc sư thì không chỉ cần vẽ giỏi mà còn phải giỏi nhiều thứ khác. Toán học giúp bạn thông minh, nhanh nhạy và khoa học. Văn học giúp bạn mơ mộng và luôn tràn đầy cảm xúc. Thế thì vẽ là chưa đủ bạn hãy bỏ ý định thi khối V vì dốt Hóa hay những lý do tương tự.
10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-4

4. Kiến trúc sư phải phục vụ đời sống

Đúng vậy, một Kiến trúc sư không cần có kỹ năng toán học tuyệt vời của Thomas Edison, cũng chẳng cần phải có kỹ năng vẽ như Picasso, nhưng bạn cần phải có kỹ năng giải quyết sáng tạo.

Một Kiến trúc sư phải thiết kế công trình để phục vụ đời sống, điều đáng nói hơn là bạn chắc chắn không được tự do sáng tạo bay bổng mà phải dung hòa với chủ đầu tư công trình thuê bạn làm.

10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-5

5. Phải tìm hiểu các Kiến trúc sư vĩ đại trong lịch sử

Tìm hiểu lịch sử ngành Kiến trúc luôn là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu là một sinh viên Kiến trúc thì việc tìm hiểu các bậc thầy Kiến trúc cổ xưa sẽ giúp bạn tăng nhanh tri thức của mình một cách nhanh chóng.

10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-6

6. Du lịch tới những thành phố đẹp

Nếu có thời gian nghỉ, thay vì đi ngắm cảnh thông thường bạn nên kết hợp việc học vào đời sống bằng cách thăm những thành phố có nhiều công trình kiến trúc hoàn mỹ nó sẽ giúp bạn thêm được rất nhiều kiến thức. Tất nhiên thực tế thì bạn cũng không cần đi xa cho lắm, như bạn ở Hà Nội thì hãy ra lăng Bác, Chùa một cột.... những công trình trên sẽ cung cấp cho bạn những tư liệu tuyệt vời về kiến trúc.

10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-7

7. Hãy chuẩn bị tinh thần ngay từ lúc này

Ngay lúc này, nếu sĩ tử nào đã đọc đến đây mà không dừng lại. Có lẽ bạn thật sự quyết tâm học ngành Kiến trúc thế thì hãy chuẩn bị đọc hết bài viết này và tập trung vào học tập cật lực để đạt thành tích cao trong các kỳ thi đầu vào, thật sự không có thành công nào dành cho những kẻ mơ mộng quá mức.

10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-8

8. Kiến trúc sư không phải là nghề sẽ giúp bạn giàu có

Đúng vậy, thực sự đồng lương của Kiến trúc sư không đủ để biến bạn thành "Đại gia". Vì vậy, nếu với bạn tiền là tiêu chí quan trọng thì tốt nhất bạn nên theo học ngành nghề khác vì ngành Kiến trúc sẽ không khiến bạn giàu có. Nhưng yên tâm là chắc chắn công sức bạn bỏ ra sẽ khiến bạn có thu nhập không đến nỗi tồi, tất nhiên nó chỉ phù hợp với sức lực bạn bỏ ra mà thôi.

10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-9

9. Công việc hầu hết là chuyên môn hóa cao, thực sự tẻ nhạt

Một bức tranh thú vị về ngành Kiến trúc mà bạn có thể tưởng tượng ra trong đầu, hoặc trên phim ảnh. Nó không phải là sự thật, sự thật là bạn sẽ phải làm việc liên tục, những công việc lặp đi lặp lại đến mức tẻ nhạt...
10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-10

10. Bằng đỏ chẳng giúp gì được cho bạn

Rất nhiều bạn cứ nhầm tưởng bạn tốt nghiệp trường đại học danh giá (như Havard, hay Kiến trúc Hà Nội chẳng hạn) thì có nghĩa là bạn giỏi. Không, bằng cấp chỉ cần khi bạn đi tuyển dụng, còn lại phụ thuộc vào khả năng bạn làm việc. 
Vấn đề là bạn học nghề nên bằng giá nào bạn cũng phải lĩnh hội những kiến thức nghề nghiệp. Tấm bằng đỏ sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không biết phải làm gì sau khi ra trường. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp xong than thở rằng họ chẳng học được gì ở trường Đại học ( như thế là không công bằng) vì thực tế có rất nhiều điều cần học khi ta ngồi trên ghế nhà trường.
10 dieu nen biet truoc khi muon hoc nganh Kien truc-hinh-anh-11

Trên đây là một số lời khuyên chân thành (tuy hơi thẳng thắn) để giúp bạn có một cái nhìn đúng đắn về ngành học ước mơ của mình, để bạn có thể trở thành con người có ích cho xã hội cũng như thực hiện hóa ước mơ của mình một cách đúng đắn.

Thiên Hà (theo Fh)


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 điều bạn nên biết khi theo nghề Kiến trúc