Một nhóm các nhà nhiếp ảnh thiên nhiên đoạt giải quốc tế đã tham gia chiến dịch sử dụng những hình ảnh ấn tượng của họ nhằm phản đối việc mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp và bạo hành động vật.

11 hình ảnh khiến bạn choáng váng về việc sát hại và 'bạo hành' động vật hoang dã

Mask | 30/11/2017, 10:21

Một nhóm các nhà nhiếp ảnh thiên nhiên đoạt giải quốc tế đã tham gia chiến dịch sử dụng những hình ảnh ấn tượng của họ nhằm phản đối việc mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp và bạo hành động vật.

Một cái nhìn từ trên cao xuống vùng Altamira ở Amazon. Nơi này đã bị dọn dẹp sạch sẽ để khai thác gỗ trái phép và săn bắt động vật hoang dã. (Ảnh: Daniel Beltrá)

Tại rạp xiếc Quốc tế Chimelong ở Trung Quốc, con đười ươi này phải biểu diễn 3 lần một này cùng với chú hề. (Ảnh: Britta Jaschinski)

Một chú cá mập bị mắc kẹt trong lưới ở biển Cortez của Mexico. Hàng chục triệu con cá mập chết mỗi năm là nạn nhận của đánh bắt cá trái phép và đáp ứng nhu cầu súp vi cá mập. (Ảnh: Brian Skerry)

Khoảng 4.000 con tê tê được tìm thấy bên trong một container vận chuyển tại một cảng ở Sumatra. Tê tê được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và thịt của chúng là một món ăn được ưa thích. (Ảnh: Paul Hilton)

Con cáo Fennec bị bắt bởi nạn buôn bán động vật bất hợp pháp. (Ảnh: Bruno D’Amicis)

Một chú voi to lớn với chân bị xiềng xích ở Vườn Quốc gia Chitwan. Con “quái vật” 50 tuổi này bị giam giữ bởi đã giết chết 5 người điều khiển trong suốt cuộc đời của nó. (Ảnh: Patrick Brown).

Vào ngày 30.4.2016, Kenya đã đốt cháy số lượng ngà voi lớn nhất từ trước đến nay - 105 tấn tại Nairobi National Park. (Ảnh: Charlie Hamilton James)

Con khỉ đột mồ côi này được rao bán ở một chợ ở Cameroon đã được một nhiếp ảnh gia cứu với giá một chiếc nhẫn và sau đó được đưa đến một khu bảo tồn ở đầu kia của đất nước. Nó đã chết một vài tháng sau đó. (Ảnh: Karl Ammann)

Những tàn tích còn sót lại của một khu rừng nhiệt đới Amazon sau một trận cháy rừng. (Ảnh: Charlies Hamilton James)

Các loài vượn cáo đuôi chuông có nguy cơ tuyệt chủng tại Sở thú Whenzou, ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ngày nay, nhà bảo tồn cho rằng loài cá này chỉ có khoảng 2000 cá thể trong tự nhiên do mất môi trường sống, săn bắn và săn bắn. (Ảnh: Zheng Xiaoqu).

Móng của tê giác. (Ảnh: Britta Jaschinski)

An/ Maskonline/Deplus
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
11 hình ảnh khiến bạn choáng váng về việc sát hại và 'bạo hành' động vật hoang dã