Quyết định rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sau năm 2024 của Nga đem lại cơ hội cho công ty tư nhân tham gia chương trình không gian này.

3 công ty tư nhân có thể tham gia vận hành ISS

Cẩm Bình | 03/08/2022, 14:14

Quyết định rút khỏi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sau năm 2024 của Nga đem lại cơ hội cho công ty tư nhân tham gia chương trình không gian này.

Chương trình vận hành ISS lâu nay do Mỹ, Nga, châu Âu, Nhật Bản, Canada phụ trách. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đặt mục tiêu giữ trạm ISS trên quỹ đạo ít nhất cho đến năm 2030, sau đó chuyển sang dùng một số trạm vũ trụ tư nhân nhỏ hơn.

Đóng góp quan trọng nhất của Nga cho ISS là module Zvezda giúp trạm vũ trụ giữ độ cao và di chuyển đúng hướng. Nếu Nga rời khỏi thì NASA cần tìm một ứng viên đủ sức thay thế Zvezda.

SpaceX chắc chắn là ứng viên hàng đầu. Công ty này đã chứng tỏ được khả năng giải quyết nhiều vấn đề không gian – từ tên lửa phóng có thể tái sử dụng cho đến vệ tinh liên lạc, tàu đổ bộ Mặt trăng.

Nhưng Boeing lại có lợi thế từng là nhà thầu chính trong thiết lập ISS trong những năm 1990 và 2000, nên hiểu rõ trạm vũ trụ hơn bất kỳ đơn vị nào khác. Tập đoàn này cũng phát triển được tàu vũ trụ Starliner có thể bay tới ISS và thực hiện nhiệm vụ như Zvezda.

3costarliner.jpeg
Tàu vũ trụ Starliner - Ảnh: Business Insider

Một ứng viên sáng giá khác là Northrop Grumman. Như Starliner của Boeing, tàu tiếp tế Cygnus phát triển bởi Northrop Grumman cũng có thể bay tới ISS. NASA cũng có kế hoạch dùng Cygnus thay thế Zvezda làm nhiệm vụ giúp ISS giữ độ cao và di chuyển đúng hướng.

Northrop Grumman đã thành công giành thầu tham gia chương trình xây dựng trạm vũ trụ Mặt trăng Lunar Gateway của NASA. Module cho người cư trú trên Lunar Gateway do Northrop Grumman phụ trách phát triển được lấy ý tưởng từ thiết kế Cygnus. Nếu NASA nghĩ công ty này đủ khả năng xây dựng module mới cho ISS, khả năng thắng thầu của họ sẽ rất cao.

Bài liên quan
Toàn cảnh vụ rò rỉ nghiêm trọng xảy ra ở trạm ISS
Một phân đoạn do Nga kiểm soát trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang bị rò rỉ khiến áp suất và không khí thoát ra ngoài. Tình hình không khả quan vì nơi rò rỉ rất khó xử lý, trong khi hai cơ quan hàng không vũ trụ Roscosmos và NASA còn bất đồng về mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 công ty tư nhân có thể tham gia vận hành ISS