Theo ADB, tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023. Sự phục hồi có thể đạt được nhờ tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao, linh hoạt trong kiểm soát đại dịch, thương mại mở rộng và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ.

ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt 6,5% trong năm nay

Lam Thanh | 06/04/2022, 12:12

Theo ADB, tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023. Sự phục hồi có thể đạt được nhờ tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao, linh hoạt trong kiểm soát đại dịch, thương mại mở rộng và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ.

Tăng trưởng năm 2022 có thể đạt 6,5%

Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 đã thắt chặt thị trường lao động, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến - tăng trưởng chậm lại vào năm 2021.

Tuy nhiên, nền kinh tế đang dự báo phục hồi mạnh mẽ trong năm nay và năm tới, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, cho phép chính phủ dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt, mở rộng thương mại, và tiếp tục chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng.

Theo ADB, tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023 - sự phục hồi có thể đạt được nhờ tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao của Việt Nam, chuyển hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong kiểm soát đại dịch, thương mại tiếp tục mở rộng và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ.

Tính đến ngày 22.3, 79,4% dân số trên 18 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ và 47,5% đã được tiêm mũi thứ ba. Tỷ lệ tiêm chủng cao cho phép chính phủ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt, gây gián đoạn.

“Sự chuyển hướng kịp thời trong chiến lược kiểm soát dịch bệnh giúp khôi phục hoạt động kinh tế và giảm sự bất ổn trong môi trường kinh doanh. Khảo sát của Tổng cục Thống kê về xu hướng kinh doanh trong lĩnh vực chế biến chế tạo cho thấy 81,7% số doanh nghiệp được hỏi tin rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn vào năm 2022. Trong quý 1 năm 2022, tăng trưởng GDP đạt mức 5,0%, cao hơn mức 4,7% của năm trước”, ADB nêu.

Lạc quan về môi trường kinh doanh

Ngoài ra, theo ADB, ngày 11.1, Quốc hội đã phê chuẩn gói giải pháp tài khóa và tiền tệ, ước tính lên đến 15 tỉ đô la để triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2022 và 2023. 11,5 tỉ đô la của chương trình bao gồm các giải pháp tài khóa như chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh.

tang-truong.jpg
ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt 6,5% trong năm nay

Các giải pháp tiền tệ của chương trình sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến giảm lãi suất cho vay 0,5% –1,0% trong năm nay và năm sau và tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tín dụng đến hết năm 2023. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%. Việc cắt giảm lãi suất và nhu cầu tín dụng phục hồi của các doanh nghiệp giúp đạt được chỉ tiêu này.

Cũng theo ADB, thị trường lao động phục hồi và các biện pháp kích cầu khác sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở mức 9,5% vào năm 2022 theo dự báo, đóng góp 3,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP.

Công nghiệp đã khởi đầu mạnh mẽ trong năm nay. Chỉ số nhà quản trị mua hàng đã lên 53,7 trong tháng 1.2022 (trên 50 cho thấy sự mở rộng) và lên 54,3 vào tháng 2 so với mức 52,5 trong tháng 12.2021, tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp. Sản lượng nông nghiệp được dự báo sẽ tăng 3,5% trong năm nay, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP nhờ sự phục hồi của cầu nội địa và giá hàng hóa toàn cầu tăng.

ADB cho hay các chính sách tái mở cửa du lịch của Chính phủ thực hiện vào tháng 3 và dự kiến dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch sẽ thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, với dự báo tăng 5,5%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm nay. Giải ngân tăng sẽ thúc đẩy hoạt động xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan.

Chương trình phục hồi kinh tế sẽ gia tăng đầu tư công, kích cầu nội địa. Tăng cường phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương cũng như dịch chuyển lao động phục hồi sẽ giúp tăng niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Chỉ số môi trường kinh doanh của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam quý 4 năm 2021 cho thấy các doanh nghiệp châu Âu đánh giá tích cực và lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt trongkiểm soát COVID-19. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2022 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo xuất khẩu tăng 8-10%

Báo cáo của ADB cũng cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh trong năm nay. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế sau khi đại dịch COVID-19 lắng xuống, bằng cách tao ra các thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và tạo nền tảng mang tính ràng buộc pháp lý để mở rộng thương mại.

Dự báo xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng 8% –10% trong năm nay. Nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu về tư liệu sản xuất và đầu vào cho công nghiệp chế biến chế tạo tăng lên, và tiêu dùng trong nước phục hồi trở lại. Sự phục hồi của du lịch và lượng kiều hối bền vững sẽ giúp tăng thặng dư tài khoản vãng lai, dự báo ở mức 1,5% GDP trong năm nay và 2,0% vào năm 2023.

ADB nhận định triển vọng phục hồi của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những rủi ro ngắn hạn. Số ca nhiễm COVID-19 tăng cao kể từ giữa tháng 3 có thể cản trở quá trình trở lại bình thường của nền kinh tế trong năm nay. Tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại và giá dầu thế giới tăng cao do Nga xâm lược Ukraine sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và giá dầu trong nước, ảnh hưởng đến lạm phát.

Hơn nữa, những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu và việc các nền kinh tế tiên tiến ngừng thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng sẽ làm suy yếu đồng nội tệ của Việt Nam, làm cho nhập khẩu đắt hơn và gia tăng áp lực lạm phát.

Đến cuối quý 1 năm 2022, lạm phát bình quân tăng lên 1,9%, so với mức 0,3% của một năm trước đó. Lạm phát được dự báo sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4,0% vào năm 2023. Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Ngoài ra, nợ xấu gia tăng là một rủi ro khác trong trung hạn. Nếu tính thêm các khoản cho vay được cơ cấu lại vẫn giữ nguyên nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu tiềm năng của Việt Nam ước tính là 8,2% tổng dư nợ. Bên cạnh việc chi phí vật liệu xây dựng tăng nhanh, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công phức tạp có thể làm chậm việc triển khai chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam, giảm tác động mong muốn đối với tăng trưởng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt 6,5% trong năm nay