Chưa đầy 1 tuần kể từ khi Triều Tiên kết án một người Mỹ 15 năm lao động khổ sai. Mới đây, một người Mỹ gốc Hàn Quốc đã thừa nhận tham gia hoạt động gián điệp trên các phương truyền thông Triều Tiên.

Âm mưu của Triều Tiên khi buộc người Mỹ thừa nhận tội gián điệp

Một Thế Giới | 26/03/2016, 13:56

Chưa đầy 1 tuần kể từ khi Triều Tiên kết án một người Mỹ 15 năm lao động khổ sai. Mới đây, một người Mỹ gốc Hàn Quốc đã thừa nhận tham gia hoạt động gián điệp trên các phương truyền thông Triều Tiên.

Theo nguồn tin chính thức từ Bình Nhưỡng vào ngày 25.3, một người Mỹ gốc Hàn Quốc bị giam giữ tại Triều Tiên đã thú nhận hành vi làm gián điệp cho Hàn Quốc. 
Triều Tiên bắt giữ Kim Dong Chul vào tháng 10.2015 và được xác định là một người Mỹ sinh ra tại Hàn Quốc. Ông đã đứng trước các phương tiện truyền thông Triều Tiên thừa nhận mọi hoạt động và xin lỗi về tội lỗi của mình.
Giới chuyên gia phân tích việc Kim thú nhận tội lỗi là một phần trong kế hoạch của Triều Tiên chống lại các biện pháp cô lập của quốc tế và tìm cách đạt được những thỏa thuận có lợi với Mỹ. Scott Snyder, Giám đốc Ủy ban chính sách đối ngoại Mỹ-Hàn Quốc, cho biết: “Triều Tiên đang cố gắng kiểm soát những hành vi cá nhân mà chúng ta coi là quyền tự do”.
“Những người Mỹ bị giam giữ tại Triều Tiên có nguy cơ trở thành con cờ chính trị trong mối quan hệ thù địch giữa Washington và Bình Nhưỡng, khi Triều Tiên cố gắng sử dụng những người này để đạt được những thỏa thuận mong muốn”, ông Snyder nói thêm.
Trước đó, Triều Tiên đã kết án 15 năm lao động khổ sai đối với Otto Warmbier - một người Mỹ khác, với cáo buộc thực hiện các hành vi chống lại quốc gia bí ẩn nhất thế giới. Hãng tin nhà nước Triều Tiên cho biết, Warmbier đã tuân theo những chỉ dẫn của chính phủ Mỹ nhằm gây ra sự chia rẽ bên trong người dân Triều Tiên khi đi du lịch đến quốc gia Đông Á.
Trong khi đó, người Mỹ gốc Hàn Quốc Kim Dong Chul thừa nhận đã làm việc với cơ quan tình báo Hàn Quốc để thúc đẩy sự sụp đổ của chính quyền Bình Nhưỡng. Ngoài ra, ông Kim cũng cố gắng truyền bá tư tưởng tôn giáo đến người dân Triều Tiên. Trước các phương tiện truyền thông, ông Kim cho rằng hành vi của mình là “đáng xấu hổ và không thể tha thứ”.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng trường hợp của ông Kim là tương tự với những người Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ trước đó. Họ bị ép buộc phải thú nhận tội ác và cầu xin sự tha thứ từ chính quyền. Trong khi đó, một số người cho rằng động thái của Triều Tiên đã cho thấy mối quan hệ phức tạp của Bình Nhưỡng với thế giới bên ngoài.
Liên Hiệp Quốc đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên nhằm phản đối cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ 4 của quân đội nước này vào tháng 1.2016, tiếp đó là vụ phóng tên lửa tầm xa vào tháng 2.2016. Trung Quốc, đồng minh quan trọng của Bình Nhưỡng, cũng đồng ý tham gia các hoạt động của Liên Hiệp Quốc.
Ông Kim là người Mỹ sinh ra tại Hàn Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN trong tháng 1.2011, ông Kim nói rằng mình sống tại thành phố Fairfax, thuộc bang Virginia, trước khi chuyển đến thành phố nằm gần biên giới Trung Quốc-Triều Tiên, Yangji, trong năm 2011. Ông Kim thường xuyên lui tới Rason, một đặc khu kinh tế ở Triều Tiên, nơi ông là giám đốc của một công ty thương mại và dịch vụ khách sạn.

Hàn Giang (theo The Christian Science Monitor)

Bài liên quan
Quân đội Triều Tiên đang thích nghi tại Kursk
Trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine ngày càng trở nên toàn cầu hóa, sự hiện diện của quân đội Triều Tiên trên chiến trường đang gây chú ý và lo ngại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Âm mưu của Triều Tiên khi buộc người Mỹ thừa nhận tội gián điệp