Ấn Độ đang lên kế hoạnh tăng cường lực lượng hải quân và lôi kéo các nước làng giềng trong nổ lực kiềm chế hoạt động ngày càng tăng của tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi trước đó đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói thầu cho 6 tàu ngầm điện-diesel với chi phí ước tính khoảng 8.1 tỷ USD và còn đặt thêm 6 tàu ngầm tương tự từ một công ty Pháp là DCNS để thay thế đội tàu gần 30 năm tuổi của mình.
Động thái này được đưa ra chỉ một tháng sau khi xuất hiện các bất đồng tranh chấp giữa hai nước xung quanh khu vực biên giới ở dãy Himalaya và sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc tại Sri Lanka, đảo quốc ở phía nam Ấn Độ.
Theo Arun Prakash, cựu đô đốc hải quân Ấn Độ, phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương đã làm nổi bật tầm quan trọng trong chiến lược mới của Bắc Kinh, đang sa lầy trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
“Chúng ta nên quan tâm đến sự xuống cấp của hạm đội tàu ngầm Ấn Độ, tuy nhiên với việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động tại Himalaya, Biển Đông và bây giờ là Ấn Độ Dương, chúng ta thậm chí phải lo lắng nhiều hơn,” ông nói.
>> NATO muốn gì khi triển khai lực lượng phản ứng nhanh áp sát Nga đầu năm 2015 ?
Với các dự án đang triển khai, hạm đội tàu ngầm Ấn Độ lần đầu tiên được xây dựng mà có sự góp mặt của các tàu ngầm gắn tên lửa hạt nhận, dự kiến các thử nghiệm sẽ được tiến hành trong tháng này và gia nhập hạm đội vào cuối năm 2016.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch đàm phán với Nga để thuê một tàu ngầm hạt nhân khác, các quan chức hải quân cho biết.
Sự lớn mạnh và gia tăng hoạt động quân sự của hải quân Trung Quốc trong thời gian gần đây không chỉ là mối lo riêng của Ấn Độ, mà nhiều quốc gia láng giềng khác cũng tích cực phát triển lực lượng hải quân như một động thái kiềm chế Trung Quốc, trong đó phải kể đến Úc với kế hoạch mua 12 tàu ngầm tàng hình Nhật Bản và Đài Loan đang tìm kiếm các công nghệ từ Mỹ để xây dựng hạm đội tàu ngầm riêng cho mình.
Hàn Giang (theo Ejinsight)