Với cớ cử quân gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, ngoài tham vọng độc chiếm 90% biển Đông nhiều tài nguyên dầu khí, Trung Quốc mưu chiếm nguồn vàng đen châu Phi (dầu thô).

Trung Quốc mưu chiếm nguồn vàng đen châu Phi

Một Thế Giới | 04/12/2014, 18:26

Với cớ cử quân gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, ngoài tham vọng độc chiếm 90% biển Đông nhiều tài nguyên dầu khí, Trung Quốc mưu chiếm nguồn vàng đen châu Phi (dầu thô).

Hồi cuối tháng 9, Trung Quốc (TQ) tuyên bố sẽ cử một tiểu đoàn 700 quân bộ binh để tăng cường cho nhóm quân TQ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan (UNMISS).

Chỉ để bảo vệ lợi ích ở Nam Sudan...
Đây là lần đầu tiên TQ cử một tiểu đoàn vào một cuộc gìn giữ hòa bình. Trước đó, tính đến ngày 31.8, TQ có 350 quân trong UNMISS cùng 13 cảnh sát và 36 chuyên gia quân sự. Động thái tăng quân chưa từng có khiến tăng gấp 3 mức góp quân của TQ và nước này trở thành nước góp quân đông nhất ở Nam Sudan, so với 725 lính và cảnh sát TQ đến Liberia.   

Người phát ngôn Geng Yangshen của Bộ quốc phòng TQ nói lực lượng này sẽ “bảo vệ dân thường, nhân viên LHQ và các nhà hoạt động nhân đạo… cùng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, an ninh”.

Geng cũng nói tiểu đoàn này sẽ trang bị súng hạng nhẹ để tự vệ, xe bọc thép, áo chống đạn. Vẫn còn đang bàn thời gian triển khai và nơi đóng quân của tiểu đoàn này.  
Trung Quoc muu chiem nguon vang den chau Phi
Trung Quốc mưu chiếm nguồn vàng đen châu Phi 
Nhiều nhà bình luận cho rằng tham gia quân gìn giữ hòa bình chỉ là cái cớ, để TQ bảo vệ nguồn đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Nam Sudan.

Các công ty dầu mỏ TQ (NOC), Malaysia, Ấn Độ thống thị lĩnh vực dầu thô Nam Sudan và riêng Tập đoàn dầu khí quốc gia TQ (CNPC) chiếm 40% cổ phần trong liên doanh này.

Dù Nam Sudan chỉ cung cấp 5% số dầu thô thập nhẩu của TQ trước khi nội chiến leo thang hồi cuối năm 2013, sản lượng của nước này đã giảm 1/3, nay chỉ khoảng 160.000 thùng/ngày.

Các yếu tố quản lý kém và tham nhũng, nội chiến, cạnh tranh chính trị, xung đột sắc tộc và tranh chấp về giá cho thê cơ sở dầu khí, khiến nội chiến tập trung ở vùng sản xuất dầu. 
... và lợi ích ở châu Phi  

Việc NOC ra nước ngoài - nhất là ở châu Phi - khiến đặt dấu hỏi về nguyên tắc không can thiệp lâu nay của TQ có được duy trì trong tương lai?  

TQ đang rất khát dầu nhập khẩu để đáp ứng nguồn cầu năng lượng nội địa, khi Hiệp hội thông tin năng lượng Mỹ nêu: TQ hồi năm ngoái lần đầu tiên vượt qua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới,

Kết quả: NOC trở thành những “tay chơi quốc tế” ở 40 quốc gia từ khi nhào ra nước ngoài hồi 20 năm trước.  

NOC liều săn lùng dầu thô ở các nước bất ổn chính trị như Venezuela, Iran, Nigeria, Sudan và Nam Sudan, vì các thị trường ổn định đều do các hãng dầu lớn của phương Tây thống trị.  

Ví dụ, TQ đầu tư mạnh vào Libya, nhưng vụ cách mạng 2012 nằm ngoài tầm với của Bắc Kinh đã gây tổn thất lớn- tổng cộng 20 tỷ USD- cho nguồn vốn TQ.  

Đó là lý do TQ phải vội lệnh cho tàu chiến Xuzhou- đang tham gia chiến dịch chống hải tặc ở Vịnh Aden-đến sơ tán 35.860 công nhân TQ bị kẹt ở Libya. Đó là một chiến dịch thành công nhưng không có sự điều phối.

Tương tự, các công ty năng lượng và công nhân TQ đối diện những nguy cơ cao khi hoạt động tại các nước như Ethiopia, Angola và Cameroon, nơi tổ chức khủng bố Boko Haram bị nghi bắt cóc hàng chục công dân TQ.

Trong 1 triệu công dân TQ đang lao động ở nước ngoài-tăng so với 114.000 người năm 2007 - nhiều công dân ở Sudan và Nam Sudan bị bắt cóc nhiều trong vài năm qua.

Do càng có nhiều công dân TQ đi du lịch và làm việc ở nước ngoài, bảo vệ số công dân này sẽ là một thách thức cho chính phủ TQ.  

Về ngoại giao, TQ có hợp tác với các nước phương Tây (Mỹ, Anh, Na Uy) để phục hồi sự ổn định, như “một nhà môi giới trung thực” từ khi cuộc chiến bùng nổ.

Tuy nhiên, Nam Sudan bị nội chiến,có thể khiến hàng chục ngàn người chết và hàng chục ngàn người khác sa cảnh khủng hoảng nhân đạo, thậm chí chết đói khi “mùa đánh nhau” lại bắt đầu trong mùa đông này.

Một số nhà phân tích chỉ trích những NOC là các “điệp viên” của Bắc Kinh lãnh nhiệm vụ bành trướng tầm ảnh hưởng và quyền lực.

Nhưng UNMISS và Bộ Ngoại giao TQ bác bỏ, nói quân TQ không làm nhiệm vụ đặc biệt nào khác ngoài nhiệm vụ gìn giữ hòa bình do LHQ giao và quân TQ không trực tiếp tham gia cuộc xung đột vũ trang ở nước mà họ lãnh nhiệm vụ.

Mai Hà (theo Business Insider) 

Bài liên quan
Tổng thống Biden tuyên bố để lại ‘di sản mạnh mẽ’ cho ông Trump
Tổng thống Joe Biden, trong những ngày cuối nhiệm kỳ, đã thể hiện sự tự tin rằng di sản của ông sẽ để lại cho chính quyền kế tiếp một nước Mỹ mạnh mẽ và vị thế quốc tế vững chắc hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc mưu chiếm nguồn vàng đen châu Phi