Trong bài phát biểu tại Sydney hôm 27.7 vừa qua, Ngoại trưởng Boris Johnson đã lên tiếng kêu gọi tất cả các quốc gia có liên quan đến tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông cần tôn trọng tự do hàng hải và luật pháp quốc tế.

Anh quan tâm đến Biển Đông, báo Trung Quốc khó chịu

Nhàn Đàm | 31/07/2017, 07:23

Trong bài phát biểu tại Sydney hôm 27.7 vừa qua, Ngoại trưởng Boris Johnson đã lên tiếng kêu gọi tất cả các quốc gia có liên quan đến tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông cần tôn trọng tự do hàng hải và luật pháp quốc tế.

Có vẻ như sau Nga, Anh sẽ là cường quốc châu Âu tiếp theo bắt đầu dịch chuyển một phần tầm nhìn của mình về nền kinh tế châu Á sau khi nước này rời khỏiLiên minh châu Âu (EU) thông qua Brexit. Trong khi đang gặp nhiều rắc rối với quá trình đàm phán rời khỏi EU, cũng như sự hoài nghi về một hiệp định thương mại mới với Mỹ do Tổng thống Donald Trump đề xướng, thì dường như Chính phủ Anh đang hướng về các nền kinh tế năng động tại châu Á – rất nhiều trong số đó từng là thuộc địa của Anh – như một lối thoát. Thậm chí, Anh bỏ ngỏ khả năng gia tăng sự hiện diện của mình tại khu vực này.

Chuyến thăm kéo dài một tuần vừa qua của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson lần lượt tại Nhật Bản, New Zealand và Australia là một sự kiện đáng chú ý xét trên nhiều phương diện. Ngoài việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước này và Anh sau Brexit, thì Boris Johnson còn không ngần ngại thể hiện việc London đang muốn đóng một vai trò lớn hơn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi không còn bị ràng buộc với tư cách là một phần của EU. Thậm chí vị Ngoại trưởng của Anh còn có một bài phát biểu được xem là mang tính thách thức với Trung Quốc.

Theo đó, trong bài phát biểu tại Sydney hôm 27.7 vừa qua, Boris Johnson đã lên tiếng kêu gọi tất cả các quốc gia có liên quan đến tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông cần tôn trọng tự do hàng hải và luật pháp quốc tế. Bài phát biểu này được đánh giá là sẽkhiến Chính phủ Trung Quốc không cảm thấy thoải mái và có thể đem lại những hệ quả nhất định đối với nền kinh tế Anh vốn đang gặp nhiều sức ép sau Brexit.

Mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Anh và Trung Quốc được London xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu.Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Anh và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước này ở ngoài châu Âu. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh vào thị trường Trung Quốc trong năm 2016 ước tính khoảng 17 tỉ USD. Ngoài ra, Trung Quốc hiện đứng thứ ba trong số các đối tác nhập khẩu hàng hóa của Anh: trong năm 2016, Anh đã nhập khẩu tổng cộng khoảng 36 tỉ bảng (hơn 40 tỉ USD) hàng hóa từ Trung Quốc. Sức ép về kinh tế - thương mại của Trung Quốc với Anh là điều dễ nhận thấy, khi mới đây Chính phủ Anh của Thủ tướng Theresa May đã buộc phải chấm dứt lệnh hoãn khởi công xây dựng một nhà máy điện hạt nhân do Trung Quốc góp vốn.

Tuy nhiên, có vẻ như những điều này đã không mấy ảnh hưởng đến vị Ngoại trưởng Anhkhi ôngtuyên bố: “Anh sẵn sàng một lần nữa bày tỏ cam kết của mình đối với việc đảm bảo trật tự quốc tế bằng tiền bạc và sự hiện diện quân sự. Đó là lý do tại sao mà một trong những sứ mệnh đầu tiên của Anh là sẽ đưa hai tàu sân bay di chuyển vào eo biển Malacca”.

Điều này ngay lập tức nhận được sự phản ứng khá tiêu cực từ phía Trung Quốc. Tờ Thời báo Hoàn Cầu trong một bài xã luận vào hôm 28.7 đã tuyên bố: “Anh đã không còn sở hữu thuộc địa nào ở Đông Á và sự hiện diện của tàu chiến Anh tại khu vực này làmột điều sai lầm. Brexit dường như đang làm suy yếu ảnh hưởng của Anh quốc và khiếnnước này cảm thấy cần phải làm điều gì đó để khẳng định bản sắc của mình. Tuy nhiên, nếu đi quá xa, nước Anh sẽ gặp rắc rối”.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố: “Một quốc gia riêng lẻ không nằm trong khu vực này lại đang muốn thực hiện một số động thái có thể gây sóng gió tại một nơi vốn đang quá yên bình. Trung Quốc chân thành mong muốn thiết lập một kỷ nguyên vàng trong hợp tác hữu nghị với nước Anh. Nhưngđiều này đòi hỏi những nỗ lực đến từ cả hai phía để cải thiện bất kỳ mối quan hệ song phương nào”.

Boris Johnson, đương kim Ngoại trưởng Anh, là một trong những chính trị gia nổi tiếng tại xứ sở sương mù. Johnson đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi trào lưu ý kiến của công chúng Anh từ phản đối sang ủng hộ việc nước này rời khỏi EU vẫn thường được gọi với cái tên Brexit. Rất nhiều người cho rằng ông Johnson sẽ là vị Thủ tướng kế tiếp của Anh. Vì thế, những lời tuyên bố của vị Ngoại trưởng này tại Sydney được đánh giá là có tầm quan trọng lớn đối với tương lai khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thông qua viễn cảnh Anh sẽ là cường quốc phương Tây tiếp theo có sự hiện diện ở khu vực này sau Mỹ và mới đây là Nga.

Sự có mặt của Anh tại châu Á - Thái Bình Dương cũng sẽ bao gồm lĩnh vực kinh tế khi nhiều quốc gia tại khu vực từng là thuộc địa và có mối quan hệ kinh tế - thương mại mật thiết với Anh như Ấn Độ, Myanmar, Australia, New Zealand, Singapore và Malaysia. Điều này có thể khiến vị thế độc tôn về thương mại của Trung Quốc ở các quốc gia trong khu vực bị thách thức đáng kể.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh quan tâm đến Biển Đông, báo Trung Quốc khó chịu