Thông tin Vietnam Airlines đề xuất với Cục Hàng không Việt Nam về việc tăng giá trần và áp giá sàn vé máy bay đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Áp giá sàn vé máy bay vì COVID-19: Nên hay không?

Tuyết Nhung | 05/04/2021, 18:34

Thông tin Vietnam Airlines đề xuất với Cục Hàng không Việt Nam về việc tăng giá trần và áp giá sàn vé máy bay đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trong buổi làm việc với Cục Hàng không, Vietnam Airlines (VNA) đã có nhiều đề xuất về việc áp giá sàn cũng như nâng giá trần vé máy bay. Cụ thể về mức giá trần, Vietnam Airlines đề xuất tăng từ 50.000 - 250.000 đồng/khách.

ap-gia-san-ve-may-bay(1).jpg
Đề xuất áp giá sàn vé máy bay của VNA đang thu hút sự quan tâm của dư luận - Ảnh: Internet

Về giá sàn, doanh nghiệp này đề xuất theo 2 phương án. Phương án đầu tiên, Vietnam Airlines đề xuất mức giá 560.000-595.000 đồng cho các đường bay dưới 500km; 787.500 đồng với đường bay 500km đến dưới 850km; 1,01 triệu đồng với đường bay từ 850km đến dưới 1.000 km; 1,19 triệu đồng với đường bay từ 1.000km đến dưới 1.280km; và 1,4 triệu đồng với đường bay trên 1.280 km.

Phương án thứ hai là 414.000 đồng cho các đường bay dưới 500km; 570.000 đồng với đường bay 500km đến dưới 850km; 755.000 đồng với đường bay từ 850km đến dưới 1.000km; 804.000 đồng với đường bay từ 1.000km đến dưới 1.280km; và 917.000 đồng với đường bay trên 1.280km.

Thông tin này đang khiến người tiêu dung lo ngại về việc khó tiếp cận với dịch vụ hàng không giá rẻ trong thời gian tới. Đây không phải là lần đầu tiên Vietnam Airlines đề xuất nâng giá trần và áp giá sàn vé bay, năm 2017 hãng hàng không này đã từng đề xuất vấn đề này và gây nên tranh cãi từ nhiều phía. Vì vậy, Cục Hàng không Việt Nam đã ngừng xem xét và vấn đề này đã chìm xuống từ đó.

Lần này, VNA cho rằng lần tái đề xuất này là bài toán để các hãng hàng không vượt khó trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, đảm bảo không có sự phá giá hay cạnh tranh không lành mạnh từ các hãng hàng không, bên cạnh đó là phù hợp với tình hình thị trường và chi phí đầu vào.

Giới chuyên gia cho rằng việc áp giá sàn vé máy bay tại Việt Nam hiện nay là chưa hợp lý bởi vì phi thị trường, trái với Luật Giá và Luật Cạnh tranh. Đồng thời, hạn chế khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm của các hãng hàng không.

Giá trần và giá sàn hàng không là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến vận chuyển hàng không, đặc biệt là người dân. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải từng nói: "Quan điểm của Bộ không bao giờ đặt lợi ích cho một hãng hàng không nào, trước hết phải đưa lợi ích của người dân lên trên hết, quan trọng nhất là đưa ra cơ chế phù hợp, bảo đảm tính cạnh tranh, lợi nhuận đi đôi với chất lượng dịch vụ".

Bài liên quan
VNA, Vietjet, Jetstar: Cùng lãi lớn và cùng muốn tăng giá vé máy bay
Cả 3 hãng hàng không lớn tại Việt Nam Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific đều đã công bố kết quả kinh doanh "ăn nên làm ra" trong nửa đầu năm 2018.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp giá sàn vé máy bay vì COVID-19: Nên hay không?