Việt Nam có lợi thế lớn về các loại cây thuốc mà nếu biết tận dụng làm nguyên liệu và kết hợp với các phương pháp chế biến thì có thể tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Làm Atiso theo cách người Nhật là một câu chuyện như vậy.

Atiso Đà Lạt và bài học trong việc phát triển công nghiệp dược Việt Nam

thyhang | 08/03/2017, 05:26

Việt Nam có lợi thế lớn về các loại cây thuốc mà nếu biết tận dụng làm nguyên liệu và kết hợp với các phương pháp chế biến thì có thể tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Làm Atiso theo cách người Nhật là một câu chuyện như vậy.

Những sản phẩm đókhông chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Nhưng vấn đề quan trọng là quy trình sản xuất để đáp ứng về cả khối lượng cũng như chất lượng cho các sản phẩm đến từ cây thuốc Việt Nam.

Câu chuyện về Atiso Đà Lạt hiện giờ là một điển hình. Đằng sau những sản phẩm được coi là “thần dược” cho gan này là cả một quy trình sản xuất khép kín, từ nguồn nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn VietGap đến hệ thống nhà máy với dây chuyền công nghệ tiên tiến.

Mới đây, công ty Cổ phần Dược phẩm Ladophar, TP.Đà Lạt kết hợp với Công ty Rohto của Nhật Bản sản xuất thành công sản phẩm mới với nguồn nguyên liệu chính là từ cây Atiso tươi. Sản phẩm có tên Alcofreehứa hẹn sẽ không chỉ thành công ở thị trườngViệt Nam mà còn có thể xuất khẩu sang Nhật.Cách làm khoa học, chuyên nghiệp kiểu người Nhật đáng để người Việt Nam học tập và làm theo nếu chúng ta muốn biến tiềm năng, thế mạnh cây thuốc Việt Nam trở thành nền công nghiệp dược hàng đầu khu vực.

Atiso là giống dược liệu quý và có giá trị về kinh tế; đặc biệt phần lá chứa hoạt chất cao phục vụ cho ngành dược phẩm

Cây Atiso có giá trị kinh tế từ thân, rễ, lá, hoa đều có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, người Nhật rất kỹ càng ngay trong khâu đầu tiên là chọn giống. Giống Atiso trong hình là loại A85 đã lai tạo vàđạt chuẩn yêu cầu VietGap mà người nông dân trồng để cung cấp cho nhà máy. Hiện nay Đà Lạt có trên 100ha đất canh tác Atisô, trong đó 50% diện tích được nông dân hợp tác với Ladophar nhằm cung ứng cho việc chế biến các loại sản phẩm dược liệu và thực phẩm chức năng.

Các nông dân chăm sóc Atiso cung cấp cho công ty phải tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, đặc biệt là tưới cây. Tuy dễ mà khó trồng bởi nước nhiều quá sẽ làm cho rễ úng, cây chết vì thế khoảng 3 ngày người nông dân tưới 1 lần và tưới rất lâu.

Để thấy sự cầu kỳ và chu đáo kiểu người Nhật thì chúng ta cần biếtkhi cây còn nhỏ, người nông dân trồng xen kẽ với các loại rau. Điều này không hẳn làđể tận dụng diện tích đất trống mà quan trọng là giải quyết tốtvấn đềgiữ ẩm cho Atiso.

Tại vườn atiso của anh Đặng Thế Lan
Anh cho biết, từ khi hợp tác cung cấp và trồng atiso cho Ladophar, nguồn thu nhập của gia đình ổn định hơn. Với 7 sào trồng Atiso, mỗi năm thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Trồng Atiso, tuy khó mà dễ, bởi cây không chịu được nước nhiều. Vào mùa nắng, 3 ngày tưới 1 lần, và mỗi lần tưới khoảng 45 phút.

Hiện tại, Đà Lạt khu vực phường Xuân Thọ, P.11, P.12 là người dân trồng Atiso rất nhiều.

Người nông dân đang cắt bông Atiso bán cho du khách

Atiso sau khi được thu hoạch, được công nhân đưa về nhà máy sản xuất.


Tại đây, các công nhânđưa nguyên liệukho và xử lý bước đầu tiên, đưa qua hệ thống rửa tiêu chuẩn Nhật Bản. Dược liệu qua nhiều bồn nước kết hợp sục khí ozon, giúp xử lý sạch tạp chất và tồn dư thuốc trước khi đưa vào sản xuất với công suất 1,5 tấn/ giờ.

Sau đó đi qua hệ thống chiết xuất xử lý lá Atiso trong thời gian 24g sau khi thu hoạch nhờ vật hoạt chất Cynarin trong sản phẩm luôn đạt tỷ lệ cao.

Tất cả các khu vực đều phải tuân thủ theo đúng quy định, nhân viên mặc áo bảo hộ trắng, đeo khẩu trang và đi qua các khu vực cách ly.

Sau đó, sản phẩm được đưa đến hệ thống cô chân không. Khâu này sẽ dùng áp suất chân không và nhiệt độ thấp để cô đặc sản phẩm.

Sau đó sản phẩm sẽ được dây chuyền đưa đến khu vực pha chế, chiết rót và dán nhãn tự động khép kín.
Bà Haruka So, đại diện nhãn hàng thực phẩm chức năng RohtoHealth Science tại Việt Nam cho hay, trước khi hợp tác, phía Nhật Bản đã cử các chuyên gia khảo sát thực tế hệ thống nhà máy của Ladophar và vùng trồng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP nên mới chấp nhận.

Có thể coi Alcofree là sản phẩm dựa trên nguyên lý kết hợp tinh hoa bản địa Việt Nam cùng khoa học hiện đại Nhật Bản. Đây là sản phẩm hứa hẹn sẽ được chào đón ở thị trường Nhật và nếu thành công trong việc đẩy mạnh thương hiệu Atiso ở một thị trường khó tính như Nhật thì nó sẽ mở ra chân trời mới cho những người nông dân trồng cây dược liệu ở Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung.

Không chỉ Atiso,công ty Nhật Bản kể trêncòn hợp tác với công ty Dược Bắc Ninh sản xuất ra thức uống collagen Blossomy, kết hợp curcumin từ nghệ vàng, nguồn nguyên liệu quý của Bắc Ninh. Một người bạn Nhật nói rằng nếu nước Nhật được ưu đãi nhiều cây thuốc như Việt Nam thì họ sẽ thành nền công nghiệp dược số 1 thế giới. Vậy tại sao chúng ta không phát triển để trở thành một nền công nghiệp dược hàng đầu khi đang ngồi trên "mỏ vàng" cây thuốc?

Atiso là giống cây ôn đới, vào cuối thế kỷ 19, được người Pháp mang đếnĐà Lạt trồng. Đến năm 1985, Atiso được nghiên cứu và lai tạo ra nhiều giống mới, trong đó giống A85 được đánh giá cao.Cây Atiso có giá trị kinh tế cao. Tất cả thành phần của cây đều có giá trị, từ hoa, lá, thân, rễ... Trong đó, lá chính là thành phần nguyên liệu quý giá cho ngành dược phẩm, bởi chứa hàm lượngcynarine cao.Atisô, từ nguyên liệu tươi đến thành phẩm đềucó tác dụng mát gan, thông mật, lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu; đặc biệt tinh chất cynarine từ atisô có tác dụng giúp đào thải cồn nhanh. Chính vì vậy, giống cây nàyđược coi là thần dược đối với gan và là biểu tượng của Đà Lạt.

Nhật Hạ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Atiso Đà Lạt và bài học trong việc phát triển công nghiệp dược Việt Nam