Tính đến thời điểm này, ông To đã góp công chủ lực cứu hộ 129 chiếc ghe tàu, cứu sống 152 người, vớt hàng chục xác trôi sông…

Bài 2: Những người không khuất phục 'thủy thần'

Hồ Hùng | 25/05/2017, 11:03

Tính đến thời điểm này, ông To đã góp công chủ lực cứu hộ 129 chiếc ghe tàu, cứu sống 152 người, vớt hàng chục xác trôi sông…

Cứu hay tìm xác người tự vẫn tại cầu Cần Thơdường như chỉ là chuyện nhỏ đối với ông To. Bởi theo cuốn kỷ yếu “Danh sách và tóm tắt thành tích quần chúng tiêu biểu trong đấu tranh phòng chống tội phạm khu vực phía Nam” do Bộ Công an phát hành hồi tháng 8.2011, chỉ tính đến thời điểm đó, ông To đã góp công chủ lực cứu hộ 129 chiếc ghe tàu, cứu sống 149 người, vớt 6 xác trôi sông… Đến nay thì sốngười chán đời được ông cứu sống và xác trôi sông vớt được đã nhiều hơn những con số đó.

“Vác tù và hàng tổng”

Hơn 40 năm quần quật bám trụ cái xóm nghề đáy ven sông Hậu này, ông To xem sông nước là bạn, là “mảnh đất” kiếm sống. Sau khi xin nghỉ hưu non, cũng như nhiều đội viên của mình hiện nay, ông lập nghiệp bằng nghề đóng đáy.

Đáy là phương tiện để đánh bắt cá trên sông, và cũng vì phải liên tục đóng, dỡ đáy theo con nước, ngẫu nhiên rất nhiều lần ông To chứng kiến nhiều vụ tai nạn và ra tay cứu giúp.

46 người đã tìm đến chiếc cầu này tự vẫn, và chỉ có 9 người được cứu sống

Thấy nạn, chẳng lẽ ngồi nhìn? Nhưng nhiều lần ra tay nghĩa hiệp, ông To cứ đau đáu nghĩ cảnh vợ con. Bỏ cả ngày trời cứu người, chuyển bệnh viện, thậm chí giúp đưa xác về tận nhà, mấy miệng đáy ở nhà không ai dỡ, cá ngộp chết sạch, chẳng tiền mua gạo. Cám cảnh, ông thở dài.

Rồi một buổi nọ, ông To nảy ra ý định: “Sao không rủ anh em cùng nghề đáy, nghề chài… cùng thành lập 1 đội cứu nạn? Như vậy, cứ luân phiên 5 người đi cứu người thì có 5 người khác ở nhà, giúp nhau dỡ đáy”. Nghĩ là làm. Rất may, anh em trong nghề ủng hộ cả 2 tay.

Vậy là 21 năm qua, cái đội quân tự lập này đã hình thành và nay được công nhận là Đội DQĐT xã Mỹ Hòa. “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”. Ông To trở thành kẻ chống lại“thủy thần”, khi vừa ngày ngày bắt từng đàn tôm cá của “thủy thần”, vừa ra tay giành giật những mạng sống mà “thủy thần” muốn bắt.

Ông nói, ở vùng sông nước này, tai nạn đường sông nhiều vô kể, nhất là những hôm giông gió, ghe thuyền thong dong nhưng dè đâu trời bất chợt nổi cơn gió lớn, không vào bờ kịp là nguy. Không ít người, nhờ đội quân của ông To mà giữ được mạng. Những cũng rất nhiều người đã phải nộp mạng cho “thủy thần”, chỉ vì chậm chân.

Đến giờ, ông vẫn ray rứt về cái chết của 2 mẹ con nọ. Hôm đó đang dỡ đáy, ông thấy củi đước sao cứ tuôn ào theo dòng nước. Biết chắc có chuyện, ông lần ngược dòng. Chút sau, đã gặp anh Nguyễn Văn Hải (ngụ TT.Ngan Dừa, H.Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), ngớp nước sắp chìm.

Kéo được lên ghe, ráng chút sức tàn, anh Hải thì thào: “Trời ơi, còn vợ con tui nữa!”. Nháo nhào bơi về hướng anh Hải chỉ, lặn xuống, tìm được… xác đứa con 5 tuổi của anh. Còn xác của người vợ, ông Hải cùng các cộng sự bỏ công tìm kiếm, đến 2 ngày sau mới tìm được phía hạ nguồn.

Anh Lâm Vương, người được cứu sống hôm 3.5

Từ đó anh Hải như người mất hồn. Chỉ vì nghèo, gia đình anh phải dong ghe chở củi từ quê lên tận Vĩnh Long mà bán. Dè đâu họa khó tránh…

Phát hiện trễ, vẫn còn cơ hội cứu?

Đêm đó, có người dân phát hiện mộtngười nhảy cầu Cần Thơ. Hô hoán lên, nhưng vẫn không cứu kịp. Sáng hôm sau, anh này mới kể với ông To: Hồi đêm, tui nghe tiếng “ùm”. Tui la lên, rồi ngó mắt coi kỹ chỗ người đó vừa nhảy. Khoảng 15 phút sau, ngay sát chỗ đó, tui thấy rõ ràng người này trồi đầu lên, vẫy vẫy tay như cầu cứu, lát sau mới chìm hẳn.

Nghe chuyện, ông To cười ngất. Từ trên giữa cầu nhảy xuống, sức nặng kéo cả thân thể chìm sâu xuống nước, tính ra gần cả trăm mét, cách nào trồi lên nổi vì ngộp. Chỉ có vừa thấy, nhào theo kéo lên thì còn có cơ hội cứu. Ông bỏ chuyện đó ngoài tai.

Nhưng lần sau, giữa ban ngày, lại mộtngười nhảy cầu. Chiếc đò ngang đi qua gần đó, cũng khoảng 15 phút sau thấy người này trồi lên mặt nước. Lập tức, chủ đò mạnh tay chèo, đến tiếp ứng. Nhưng rủi thay, đò nhỏ, trên đò thì cũng chỉ thêm một người khách, nên kéo nạn nhân lên không nổi, phần thì sợ đò chìm…

Tìm kiếm thi thể 1 nạn nhân nhảy cầu

Ông To lại nghe chi tiết: khoảng 15 phút sau khi rớt xuống nước là nạn nhân sẽ trồi lên lần cuối. Lần này, ông để bụng.

Và chỉ lần sau, khi lại có vụ tự tử, vừa dong ghe ra, ông To ra lệnh anh em tủa mắt quan sát bao quanh mặt nước. Y như rằng, chỉ chốc sau, nạn nhân trồi đầu lên. Cứu kịp. Và ông khẳng định, bằng phát hiện ấy, đến nay ông đã cứu được vài người.

“Có lẽ, khi gần chết ngộp, bản năng sinh tồn đã giúp nạn nhân làm được chuyện tưởngphi thường, đó là ráng trồi lên? Hay do áp suất nước? Tui không biết chắc phải lý giải thế nào, nhưng khẳng định chi tiết ấy là có thực”, ông To nói.

“Nhưng nói gì thì nói, cha mẹ sinh ra mình, hủy hoại cuộc đời như vậy là bất hiếu”, ông To trầm ngâm khi nói về những kẻ tự tử ở cầu Cần Thơ. Đúng là mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi kiếp, nhưng cuộc sống này vẫn vốn dĩ rất đáng quý, dù sẽ có biết bao thăng trầm từ kiếp luân hồi.

Nhưng như dòng sông Hậu mà hàng chục người gieo mình xuống từ cầu Cần Thơ đấy, cứ cho là vô tri vô giác, nhưng có bao giờ nó muốn ngừng chảy đâu. Sao chúng ta lại muốn dừng cuộc đời mình một cách chẳng đâu vào đâu như vậy?

Thanh Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 2: Những người không khuất phục 'thủy thần'