Giữa người suy nghĩ và ý nghĩ của người đó có bất kỳ mối liên hệ nào không, hay chỉ tồn tại ý nghĩ mà không có một người suy nghĩ nào cả? Khi có những ý nghĩ thì cũng có một người đang suy nghĩ, đúng không nào? Do nhận thức được tính vô thường của mình mà ý nghĩ tạo ra người suy nghĩ để trao cho nó tính thường hằng; vậy, ý nghĩ khởi tạo nên người suy nghĩ chứ không phải ngược lại.

Bài 5: Ý nghĩ tích cực là cội nguồn của sự thay đổi cuộc sống của bạn

First News – Trí Việt | 20/02/2019, 11:11

Giữa người suy nghĩ và ý nghĩ của người đó có bất kỳ mối liên hệ nào không, hay chỉ tồn tại ý nghĩ mà không có một người suy nghĩ nào cả? Khi có những ý nghĩ thì cũng có một người đang suy nghĩ, đúng không nào? Do nhận thức được tính vô thường của mình mà ý nghĩ tạo ra người suy nghĩ để trao cho nó tính thường hằng; vậy, ý nghĩ khởi tạo nên người suy nghĩ chứ không phải ngược lại.

Nếu không có các ý nghĩ thì sẽ chẳng có người suy nghĩ nào cả. Sau đó, người suy nghĩ tách biệt bản thân mình ra khỏi các ý nghĩ của chính mình trong nỗ lực thiết lập một mối tương quan giữa cái gọi là tính thường hằng – người suy nghĩ được tạo ra nhờ ý nghĩ, và tính vô thường – ý nghĩ vốn luôn trong trạng thái biến đổi liên tục. Vậy nên, cả ý nghĩ lẫn người suy nghĩ thực chất đều mang tính nhất thời như nhau.

Hãy thử theo đuổi một ý nghĩ đến tận cùng của nó, hãy thử nghĩ về nó một cách trọn vẹn để cảm nhận và khám phá mà xem; bạn sẽ nhận ra chẳng có người suy nghĩ nào cả. Một khi ý nghĩ chấm dứt thì người suy nghĩ cũng biến mất. Chúng ta tưởng rằng có hai trạng thái đồng thời tồn tại là người suy nghĩ và ý nghĩ. Nhưng thật ra chỉ tồn tại ý nghĩ, và một chuỗi những ý nghĩ tạo thành cái tôi – người suy nghĩ, mà thôi.

Ý nghĩ là sự hồi đáp của ký ức được tích lũy: chủng tộc, hội nhóm, gia đình

Ý nghĩ là gì? Và khi nào thì bạn suy nghĩ?Có thể thấy ý nghĩ là kết quả từ sự phản ứng thuộc về thần kinh hoặc về mặt tâm lý. Các dây thần kinh có phản xạ tức thì đối với một cảm giác, và tồn tại phản ứng tâm lý đối với các ký ức được tích lũy – sự ảnh hưởng của truyền thống, chủng tộc, hội nhóm, thầy cô, gia đình; toàn bộ điều đó được ta gọi là ý nghĩ. Vì vậy, quá trình suy nghĩ là sự hồi đáp của ký ức, đúng không nào? Bạn sẽ không suy nghĩ nếu bạn không có những ký ức; sự hồi đáp của ký ức với trải nghiệm nhất định sẽ biến quá trình suy nghĩ thành hành động.

Nguồn gốc của suy nghĩ là gì? Người ta dễ dàng nhận thấy toàn bộ suy nghĩ đều là một phản ứng đối với quá khứ – ký ức, tri thức và kinh nghiệm. Nó là kết quả của quá khứ, là thời gian, là ngày hôm qua kéo dài vô hạn vào dĩ vãng. Thời gian như dòng sông trôi, được chia làm ba phần: khoảng thời gian gọi là quá khứ, khoảng thời gian gọi là hiện tại, và khoảng thời gian gọi là tương lai. Chúng ta cũng chia mình ra thành ba phân đoạn tương ứng và giữa các phân đoạn ấy ta bắt gặp ý nghĩ.

Ký ức là những ý nghĩ có chỗ đứng riêng

Tôi không nói rằng chúng ta phải ngừng nghĩ ngợi vì ý nghĩ đóng vai trò quan trọng nhất định, thiếu nó chúng ta sẽ không đến được văn phòng, không biết mình sống ở đâu, cũng không thể thực hiện rất nhiều việc khác.

Mặt khác, nếu muốn mang lại sự biến đổi triệt để cho tâm thức trong chính cấu trúc của suy nghĩ, bạn cần phải nhận ra rằng ý nghĩ, mặc dù đã xây dựng nên xã hội này, cùng với tất cả sự hỗn loạn trong đó, lại không có khả năng giải quyết được vấn đề.

Ý nghĩ tìm kiếm sự an toàn

Ý nghĩ nằm trong cốt lõi của sự an toàn, và sự an toàn ở mọi cấp độ là điều nhiều người trong chúng ta mong muốn. Để mang lại một cuộc thay đổi toàn diện trong tâm thức con người, ý nghĩ phải thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên nhất có thể, và chỉ ở một cấp độ duy nhất là cấp độ hằng ngày, trên cả phương diện thể chất và kỹ thuật. Chỉ tại đó, ý nghĩ phối hợp với kiến thức để hoạt động, ý nghĩ tuyệt nhiên không nên tràn qua những lĩnh vực và cấp độ khác mà ở đó, nó không có tính xác thực. Nếu không suy nghĩ, tôi cũng mất đi khả năng trò chuyện cùng các bạn. Song, một sự thay đổi triệt để trong bản thân tôi cũng không thể xảy ra thông qua ý nghĩ, bởi ý nghĩ chỉ có thể thực hiện chức năng nuôi dưỡng sự xung đột và mâu thuẫn mà thôi.

Tại sao phải thay đổi?

Con người đã tồn tại hơn hai triệu năm nhưng chưa từng nguôi đau buồn. Những nỗi muộn phiền chồng chất theo ta như hình với bóng hay như người bạn đồng hành chí cốt. Dường như trong ai cũng chất chứa thật nhiều nỗi khổ vì mất đi người thân, vì không thể thực hiện tham vọng, vì không thỏa được ham muốn, vì đau đớn thể xác, âu lo tâm lý, vì mặc cảm tội lỗi, vì hy vọng rồi thất vọng. Chúng ta cố gắng tránh né, trốn chạy khỏi nỗi buồn hoặc đàn áp nó với ảo tưởng lớn lao về mình, hoặc là ta uống rượu, tìm đến người tình, v.v… để đối phó hoặc để quên đi cảm giác lo âu, khổ sở, tuyệt vọng, cô đơn và chán nản ấy. Tất cả những nỗ lực chấm dứt nỗi buồn này cũng đều chỉ nằm trong địa hạt của tâm thức, vốn là kết quả của thời gian mà thôi.

Trích sách Bạn đang nghịch gì với đời mình
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 5: Ý nghĩ tích cực là cội nguồn của sự thay đổi cuộc sống của bạn