Trên trang Sourcing Journal, trang báo của tập đoàn truyền thông Penske (Penske Media Corporation), cây viết Glenn Taylor có bài viết ca ngợi việc Việt Nam phê duyệt vắc xin Abdala của Cuba là tin vui cho các nhà máy. Một Thế Giới xin lược dịch

Báo Mỹ đánh giá cao việc Việt Nam phê duyệt vắc xin Cuba

Anh Tú | 21/09/2021, 08:08

Trên trang Sourcing Journal, trang báo của tập đoàn truyền thông Penske (Penske Media Corporation), cây viết Glenn Taylor có bài viết ca ngợi việc Việt Nam phê duyệt vắc xin Abdala của Cuba là tin vui cho các nhà máy. Một Thế Giới xin lược dịch

bao-my.jpg

Việt Nam có một vũ khí mới trong cuộc chiến chống lại COVID-19 và việc đảm bảo dừng cách ly xã hội cũng như đóng cửa các nhà máy.

Vào thứ sáu (17.9), Bộ Y tế của quốc gia này đã phê duyệt khẩn cấp vắc-xin  COVID-19 Abdala của Cuba, loại vắc xin COVID-19 thứ 8 đã được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp ở Việt Nam.

Bước đầu, chính phủ sẽ mua 10 triệu liều, ngay sau khi quyết định bổ sung ngân sách để mua 20 triệu liều vắc xin Pfizer-BioNTech hồi tuần trước.

Theo báo cáo từ truyền thông trong nước tính đến Chủ nhật (19.9), cả nước đã thực hiện ít nhất 27,9 triệu liều vắc xin, trong đó có 6,18 triệu người (6,6%) được tiêm đủ hai liều.

Vào tháng 8, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) báo cáo rằng dịch bùng phát đã buộc khoảng một phần ba các nhà máy sản xuất giày dép và may mặc của cả nước phải tạm ngừng hoạt động, điều này cũng khiến hơn 3 triệu công nhân may mặc phải nghỉ việc. Việc thực hiện giãn cách đã ảnh hưởng đến một số chuỗi cung ứng của các ngành, cụ thể là do có quá nhiều thương hiệu đặt nguồn sản xuất tại Việt Nam. Nhìn chung, các lô hàng từ quốc gia Đông Nam Á này đến Mỹ đã giảm 8% tương đương 359,72 triệu mét vuông (SME) trong tháng 7 so với một năm trước đó, theo Văn phòng Dệt may (OTEXA) của Bộ Thương mại.

Camilo Lyon, một nhà phân tích tài chính của công ty đầu tư BTIG, ước tính rằng Nike sẽ mất 160 triệu đôi giày vào năm 2021 do đại dịch ngừng sản xuất trên khắp đất nước. Lyon cho biết các đợt bùng phát ảnh hưởng tới 20% lượng hàng cần thiết trong nửa cuối năm.

Các thương hiệu và nhà bán lẻ như Uniqlo, Abercrombie & Fitch, Caleres, Dick’s, Crocs, Adidas và Under Armour đã cảnh báo về sự chậm trễ sản xuất hoặc dự kiến ​​tác động thêm từ việc các nhà máy đóng cửa. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm đưa các nhà máy đi vào hoạt động sẽ giảm thiểu một số bất ổn xung quanh hàng cần thiết cho nửa cuối năm, nhưng các thương hiệu vẫn sẽ phải đối phó với hàng loạt các mối quan tâm khác từ chuỗi cung ứng, chẳng hạn như chi phí vận chuyển liên tục tăng, công suất container thấp và tắc nghẽn tại cảng.

Ngoài khả năng mở cửa trở lại các nhà máy, dữ liệu y tế dường như cho thấy đại dịch có thể đang đi theo hướng lạc quan. Theo Reuters COVIDTracker, số ca tử vong do COVID-19 trung bình được báo cáo mỗi ngày ở Việt Nam đã giảm hơn 100 trong ba tuần qua, 26% so với ngày cao nhất trước đó. Và các ca nhiễm COVID-19 cũng đang giảm, với trung bình 10.171 ca nhiễm mới được báo cáo mỗi ngày (trong tuần qua), tức là chỉ bằng 74% so với mức cao nhất vào ngày 2.9. Trong khi đó, Bộ Y tế Việt Nam chỉ xác nhận 8.681 trường hợp vào thứ hai (20.9).

Chính phủ Việt Nam đã tìm cách đẩy nhanh việc tiêm chủng, đặc biệt là ở các vùng kinh tế quan trọng. Vào ngày 5.9, chính quyền đặt ra hạn chót cho tất cả người trưởng thành ở TP.HCM, tâm dịch của cả nước, cũng như thủ đô Hà Nội, phải có ít nhất một mũi tiêm trước ngày 15.9.

Các quy định của chính phủ đã được đưa ra khi nhà máy tạm ngừng hoạt động, trong đó nhà nước cho phép các cơ sở sản xuất vẫn mở cửa miễn là chúng tuân theo quy tắc "3 tại chỗ" yêu cầu làm việc, ăn và ngủ trong khuôn viên.

Nhà nước đã tìm cách giảm bớt những hạn chế của chuỗi cung ứng theo nhiều cách khác, với việc Đường sắt Việt Nam (VNR) thuộc sở hữu nhà nước mở một tuyến đường sắt trực tiếp mới từ Hà Nội đến Bỉ vào tháng 7 có thể vận chuyển các container chứa đầy hàng may mặc, dệt may và giày da.

Cuba lần đầu tiên phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc-xin Abdala vào ngày 9.7 sau khi các nhà sản xuất thông báo vào tháng 6 rằng vắc-xin này có hiệu quả hơn 92% khi được tiêm 3 liều. Vắc xin Abdala, có tên kỹ thuật là CIGB-66, được phát triển bởi Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học của Cuba.

Abdala là vắc xin COVID-19 thứ 8 được phép sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam, sau AstraZeneca, Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer-BioNTech, Sputnik V, Sinopharm và Hayat-Vax. Việt Nam hy vọng sẽ đảm bảo được 150 triệu liều thuốc để cung cấp cho 70% trong dân số 96 triệu của mình.

Việt Nam cho biết sẽ bắt đầu sản xuất vắc xin Abdala sau khi Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) nhận được công nghệ sản xuất cần thiết.

Như vậy có thể thấy việc phê duyệt nhiều loại vắc xin và thực hiện tiêm chủng rộng rãi của Việt Nam được thế giới đánh giá cao và điều này cũng phù hợp tinh thần “thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

MTG

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ đánh giá cao việc Việt Nam phê duyệt vắc xin Cuba