Châu Âu phiền lòng sau vụ Úc hủy mua tàu ngầm Pháp. Điều đó thúc đẩy Mỹ phải mở cửa với thế giới để xoa dịu châu Âu

Sau vụ Úc hủy mua tàu ngầm Pháp, Mỹ phải mở cửa với thế giới để xoa dịu châu Âu

Anh Tú | 21/09/2021, 07:20

Châu Âu phiền lòng sau vụ Úc hủy mua tàu ngầm Pháp. Điều đó thúc đẩy Mỹ phải mở cửa với thế giới để xoa dịu châu Âu

Mỹ lên kế hoạch mở cửa vào tháng 11

Nhà Trắng hôm 20.9 cho biết Mỹ có kế hoạch giảm bớt các hạn chế đi lại đối với tất cả du khách nước ngoài được tiêm phòng đầy đủ bắt đầu từ tháng 11. Đồng thời, Nhà Trắng cho biết sẽ nới lỏng một loạt các lệnh cấm đã bắt đầu gây phẫn nộ ở châu Âu và thay thế chúng bằng các yêu cầu thống nhất hơn đối với hành khách hàng không quốc tế đến nước Mỹ.

Điều phối viên các vấn đề COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zient cho biết các quy định mới sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 11, một mốc thời gian sẽ cho các cơ quan và hãng hàng không "thời gian để chuẩn bị".

Việc dỡ bỏ các hạn chế bao trùm đối với việc du khách đến Mỹ từ một số quốc gia nhất định sẽ là tin tức đáng hoan nghênh, đặc biệt đối với hàng nghìn công dân nước ngoài có gia đình ở Mỹ, những người đã phải xa nhau trong gần như toàn bộ đại dịch.

Theo đó, du khách đã tiêm phòng đầy đủ sẽ không phải tuân theo bất kỳ lệnh kiểm dịch nào khi đến Mỹ.

Công dân nước ngoài đã được tiêm phòng đầy đủ và công dân Mỹ từ nước ngoài trở về nước sẽ phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 trong vòng 3 ngày trước khi khởi hành và xuất trình kết quả âm tính trước khi lên máy bay. Những người Mỹ chưa được tiêm phòng trở về nước sẽ phải "tuân theo các yêu cầu xét nghiệm nghiêm ngặt hơn", gồm một lần xét nghiệm trong vòng một ngày trước khi khởi hành và một bài xét nghiệm bổ sung khi họ trở về.

Ngoài việc yêu cầu tiêm phòng, chính quyền Mỹ cho biết họ đang thực hiện các bước khác để giảm thiểu sự lây lan của vi rút trong ba lĩnh vực khác: xét nghiệm, truy vết và đeo khẩu trang.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) có kế hoạch ban hành lệnh truy vết trong đó yêu cầu các hãng hàng không thu thập thông tin từ những du khách đến Mỹ, bao gồm số điện thoại và địa chỉ email, để cảnh báo cho họ về khả năng bị phơi nhiễm. Các hãng hàng không sẽ được yêu cầu giữ thông tin truy vết trong 30 ngày.

Điều phối viên Zient cho biết: "Điều này sẽ cho phép CDC và các quan chức y tế công cộng của tiểu bang và địa phương theo dõi du khách và những người xung quanh họ nếu ai đó có khả năng tiếp xúc với COVID-19 và các mầm bệnh khác", đồng thời giải thích yêu cầu mới này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn để giúp bảo vệ "chống lại bất kỳ mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nào trong tương lai".

Hướng dẫn mới áp dụng cho tất cả các chuyến du lịch quốc tế. Zient cho biết Nhà Trắng sẽ trì hoãn với CDC về định nghĩa "được tiêm chủng đầy đủ", gồm cả loại vắc xin nào đủ tiêu chuẩn. Vắc xin AstraZeneca COVID-19 vẫn chưa được chấp thuận sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, nhưng được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và phần còn lại của thế giới.

Mở cửa để lấy lại niềm tin với chính sách ngoại giao

Diễn tiến này là bước đầu tiên nhằm sửa chữa một trong những rạn nứt đang nổi lên giữa chính quyền Biden và các quan chức ở châu Âu. Một cuộc tranh cãi đã xuất hiện giữa Mỹ và Pháp về thỏa thuận trang bị cho Úc các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Thỏa thuận đó khiến Úc hủy hợp đồng mua tàu ngầm động cơ thường của Pháp. Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng nhận thấy chính quyền Biden không hề bàn bạc đầy đủ với họ trong giải quyết khủng hoảng ở Afghanistan.

Kế hoạch mở cửa cũng sẽ nhận được sự hoan nghênh từ ngành du lịch, vốn đã vận động chính phủ liên bang dỡ bỏ một số quy tắc ngăn cản du khách quốc tế. Các hãng hàng không, khách sạn đều đã lên tiếng ủng hộ việc cho phép du khách đã tiêm vắc xin từ nước ngoài trở lại Mỹ.

Điều phối viên Zient khẳng định rằng chính quyền "không có bất kỳ biện pháp nào" khi được hỏi về khả năng bắt buộc tiêm vắc-xin cho người Mỹ đi du lịch trong nước. Và ông cho biết không có thông tin cập nhật nào đối với các quy tắc hiện hành tại các cửa khẩu biên giới trên bộ với Canada và Mexico.

Mỹ thực sự chưa muốn mở cửa sớm

Lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ lần đầu tiên được áp dụng trong những ngày đầu tiên của đại dịch khi Tổng thống Donald Trump quyết định hạn chế việc đi lại từ Trung Quốc vào tháng 1.2020. Lệnh đó đã không ngăn được vi rút xâm nhập vào Mỹ, nhưng các quốc gia khác đã được điền thêm vào danh sách do các quan chức y tế đã thúc ép Nhà Trắng hạn chế nhập cảnh từ những nơi có tỷ lệ trường hợp cao.

Ông Trump bổ sung thêm các quốc gia trong Khu vực Schengen - bao gồm 26 nước ở châu Âu, trong đó có Pháp, Đức và Ý - cùng với Ireland và Vương quốc Anh. Cả Brazil, Nam Phi và Ấn Độ cũng đã được thêm vào danh sách trong lúc biên giới trên bộ với Canada và Mexico bị đóng cửa.

Tổng thống kế nhiệm Biden đã duy trì các lệnh cấm nghiêm ngặt đối với việc đi lại không cần thiết, ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng ở châu Âu tăng lên, với lý do tính chất không thể đoán trước của đại dịch và sự xuất hiện của biến thể Delta.

Việc duy trì lệnh cấm này gây tức giận từ các chính phủ châu Âu khi công dân của họ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, ngay cả khi các quốc gia đó đã thực hiện các chiến dịch tiêm chủng thành công. Thậm chí, số ca Covid hiện giờ ở các nước châu Âu còn thấp hơn một số nước không có trong danh sách chịu lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ.

Châu Âu thất vọng vì không được Mỹ đối xử tương xứng

Trong những tháng qua, những hạn chế đi lại đối với những người muốn nhập cảnh vào Mỹ đã tạo thành một rạn nứt lớn xuyên Đại Tây Dương. Các nhà lãnh đạo châu Âu, thất vọng trước sự thiếu cải thiện rõ ràng của Mỹ, đã bắt đầu công khai các hành động thù địch của họ. Họ nói rằng các quy tắc này đang làm tổn hại đến quan hệ giữa Châu Âu và Mỹ.

Châu Âu vốn đã mở cửa biên giới cho người Mỹ nhập cảnh từ tháng 6, nhưng đến tháng trước, họ đã đảo ngược hướng đi khi loại Mỹ khỏi danh sách các quốc gia có công dân được miễn các yêu cầu kiểm dịch hoặc xét nghiệm. Theo giải thích các quan chức châu Âu gần gũi với vấn đề này, sự tức giận vì Mỹ thiếu đáp lễ tương xứng đã phần nào thúc đẩy châu Âu ra quyết định.

Tổng thống Biden khi bước vào Nhà Trắng đã thề sẽ hàn gắn các  rạn nứt với đồng minh. Ông dành phần lớn chuyến đi đến châu Âu vào tháng 6 để tuyên bố cam kết của Mỹ đối với các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Ông đã thông báo trong chuyến thăm đó có một loạt quan chức đặc nhiệm góp mặt nhằm kiểm tra việc mở cửa lại du lịch.

Được giám sát bởi đội phản ứng COVID-19 của Nhà Trắng và Hội đồng An ninh Quốc gia, nhóm đặc nhiệm tháp tùng ông Biden gồm đại diện từ CDC cùng với các quan chức từ Bộ Ngoại giao, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, An ninh Nội địa và Giao thông vận tải.

Các quan chức Mỹ đã hợp tác với các đại diện từ Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Canada và Mexico và đã gặp gỡ nhiều lần để thảo luận về tình hình mở cửa trở lại kể từ khi chính quyền thông báo họ bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Biden vào tháng 6. Một quan chức Nhà Trắng nói với CNN cũng đã có nhiều cuộc hội đàm nhỏ hơn giữa các cuộc họp lớn đó để thảo luận về các vấn đề cụ thể, như tình hình dịch tễ học, các biến thể, giám sát và tiêm chủng và kế hoạch thay đổi các hạn chế đi lại.

Nhưng một số người gần gũi với các nhóm làm việc đã đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các cuộc gặp, vì các quốc gia khác sẵn sàng cởi mở với Mỹ mà không rõ liệu phía Mỹ có đáp lại hay không. Một nguồn tin gần gũi với các cuộc thảo luận đã mô tả "sự tê liệt giữa các cơ quan" trong các bước triển khai tiếp theo. Và từ tháng 6 đến giờ Mỹ có rất ít thể hiện trong việc mở cửa với châu Âu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau vụ Úc hủy mua tàu ngầm Pháp, Mỹ phải mở cửa với thế giới để xoa dịu châu Âu