Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng chính quyền Biden “khó đoán trước hơn” và giờ đây, ngay cả các đồng minh của Washington cũng đang cảnh giác về việc bị “đâm sau lưng”.

Triều Tiên bình luận việc "Pháp bị đâm sau lưng" trong vụ Mỹ bán tàu ngầm cho Úc

Anh Tú | 20/09/2021, 15:51

Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng chính quyền Biden “khó đoán trước hơn” và giờ đây, ngay cả các đồng minh của Washington cũng đang cảnh giác về việc bị “đâm sau lưng”.

Bình Nhưỡng đã lên án Washington vì phá hoại sự ổn định của khu vực và cân bằng quyền lực toàn cầu - và thề sẽ trả đũa nếu thỏa thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chia sẻ với Úc gây đe dọa an ninh quốc gia của Triều Tiên.

Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn nhà nước KCNA về thỏa thuận AUKUS, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết: “Đây là một động thái gây tranh cãi và nguy hiểm, làm suy yếu sự cân bằng chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có thể kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân”.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố rằng trong khi Mỹ vốn thường xuyên thể hiện các tiêu chuẩn kép, thì chính quyền mới “khó đoán trước hơn” và giờ đây, ngay cả các đồng minh của Washington cũng đang cảnh giác về việc bị “đâm sau lưng”.

Bình Nhưỡng cho biết họ hoàn toàn hiểu rõ những lo ngại của Bắc Kinh rằng "một hiệp ước quân sự vô trách nhiệm" như vậy sẽ phá hoại “hòa bình và ổn định của khu vực, hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế và tăng cường chạy đua vũ trang”.

Thỏa thuận AUKUS, được các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Úc công bố vào tuần trước, đã gây ra xung đột ngoại giao chưa từng có và căng thẳng nóng bỏng với đồng minh trong khối NATO là Pháp. Động thái này cũng đã gây ra phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh, khi hầu hết các nhà quan sát cho rằng hiệp ước là nhằm chống lại và kiềm chế Trung Quốc.

Vài ngày trước thông báo của AUKUS, Triều Tiên đã gây rúng động ở Seoul, Tokyo và Washington, sau khi họ phóng thử hai loại vũ khí khác nhau. Vài ngày sau, Seoul đã tiến hành một vụ thử tên lửa phóng từ tàu ngầm trong khi hôm 17.9, Hải quân Mỹ phóng 2 tên lửa chiến lược Trident II. Mỹ nhấn mạnh rằng vụ thử “không được tiến hành để phản ứng với bất kỳ sự kiện thế giới đang diễn ra nào, cũng như để chứng tỏ sức mạnh”.

Ngày 17.9, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo triệu hồi đại sứ nước này tại Úc và Mỹ. Ông cho biết đây là quyết định từ Tổng thống Emmanuel Macron, thể hiện rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Động thái này được báo chí mô tả là phản ứng hiếm thấy giữa các nước đồng minh.

Về phần mình, ông Jean-Yves Le Drian đã dùng từ gay gắt để mô tả sự kiện là một sự phản bội được đánh dấu bởi "sự lật lọng, coi thường và dối trá".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên bình luận việc "Pháp bị đâm sau lưng" trong vụ Mỹ bán tàu ngầm cho Úc