George F. Will là nhà bình luận chuyên về chính trị và đối ngoại và ông từng đoạt giải Pulitzer trong mục viết bình luận năm 1977. The Washington Post vừa đăng bài phân tích của ông về cuộc chiến tại Ukraine.

Báo Mỹ: Tổng thống Putin không chỉ đánh pháo như Napoleon mà còn có thanh gươm vũ khí hạt nhân

Anh Tú (lược dịch) | 13/07/2022, 07:17

George F. Will là nhà bình luận chuyên về chính trị và đối ngoại và ông từng đoạt giải Pulitzer trong mục viết bình luận năm 1977. The Washington Post vừa đăng bài phân tích của ông về cuộc chiến tại Ukraine.

Trước khi thống trị châu Âu và định hình lịch sử châu Âu hiện đại – vốn đầy xung động tôn giáo hòa quyện với chính trị - Napoléon Bonaparte là một đại úy pháo binh. Ngày nay, một người có quyết tâm sắt máu đang tiến hành một cuộc chiến do pháo binh thống trị. Tổng thống Vladimir Putin sẽ giành được chiến thắng trừ khi các đồng minh của Ukraine nhanh chóng cung cấp cho nước này loại pháo hiện đại tinh vi hơn.

Theo Economist, cuộc chiến ở Ukraine là “một cuộc đọ sức pháo kéo dài”, phần “khoa học và công nghệ” gần đây đã giải thích về các loại vũ khí tinh vi có thể phóng một quả đạn trúng một phương tiện được trang bị tên lửa đang di chuyển cách đó 40 dặm. Mảnh đạn từ một quả đạn nổ trên không, được kích nổ ở độ cao có thể lập trình được, có thể quét sạch bộ binh trong khu vực có diện tích 10.000 mét vuông. Cả hai bên đều có máy bay không người lái để phát hiện pháo binh của đối phương. Nga có các radar phản pháo có thể tính toán vị trí bắn một quả đạn pháo và bắn trúng vị trí đó trong 4 phút. Do đó, chiến thuật của người Ukraine hiện giờ "bắn và chuồn"…

…Ngoài ra, một vũ khí tiềm năng của Tổng thống Putin ngày nay là lương thực. Tờ The Economist báo cáo rằng, năm ngoái, Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ nhất và thứ năm trên thế giới. Hai nước cung cấp gần một phần tám lượng calo được giao dịch trên toàn thế giới và gần 50 quốc gia phụ thuộc vào lương thực từ Nga, Ukraine hoặc cả hai. Hai nước chiếm hơn 30% lượng lúa mì nhập khẩu của 50 nước. Thậm chí, đối với 26 quốc gia trong số đó, con số này là hơn 50%.

Mặc dù cả thế giới và người Mỹ đều không muốn Mỹ trở thành “cảnh sát của thế giới”, trong nhiều thập niên, trật tự và thịnh vượng (tương đối) của thế giới phụ thuộc vào việc Hải quân Mỹ kiểm soát các khu vực toàn cầu: các đại dương. Do đó, ví dụ, các cuộc tập trận về quyền tự do hàng hải của hải quân ngày nay nhằm đấu tranh các tuyên bố chủ quyền vô pháp của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông.

Tuy nhiên, sứ mệnh toàn cầu vất vả nhưng trượng nghĩa và cao cả của Hải quân có lẽ đang bị bỏ rơi ở nơi mà ngày nay nó cần tỏ rõ vai trò nhất: ở Biển Đen. Lực lượng hải quân Nga ở đó đang ngăn cản việc Ukraine xuất khẩu ngũ cốc mà người Nga không lấy được (tuy nhiên bài viết sau đó cũng thừa nhận Ukraine đặt đầy mìn trên biển nên tàu khó có thể hoạt động).

Người dân của các quốc gia nghèo chi tiêu phần lớn thu nhập của họ cho thực phẩm - ở khu vực cận Sahara là 40%. Một làn sóng quằn quại vì giá cả tăng vọt và lương thực khan hiếm có thể sắp xảy ra, nhưng chuyện đó có thể được cải thiện nếu dòng vận chuyển nông sản tại Biển Đen được thông suốt

Trong hồi ký của mình, Colin Powell nhớ lại cuộc họp năm 1993, nơi ông, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, bày tỏ sự hoài nghi về việc sử dụng lực lượng quân sự Mỹ ở Bosnia. Ông ấy nghĩ rằng mình “sẽ bị chứng phình động mạch” khi Madeleine Albright, khi đó là đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, đã nói thế này: "Có ích lợi gì khi sở hữu quân đội tuyệt vời này mà ngài luôn nói đến nếu chúng ta không thể sử dụng nó?".

Lực lượng hải quân - bao gồm cả các đội rà phá bom mìn của Anh vốn lo gỡ mìn mà Ukraine đặt để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga từ biển - nên được sử dụng ngay để phá vỡ vòng phong tỏa. Nếu thanh kiếm hạt nhân của Tổng thống Putin ngăn cản các quốc gia ủng hộ Ukraine sử dụng năng lực hải quân đông đảo không dám can thiệp vào Biển Đen, thì Nga càng thêm lý do để tin vào một phương Tây ngại va chạm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Tổng thống Putin không chỉ đánh pháo như Napoleon mà còn có thanh gươm vũ khí hạt nhân