Ngày 23.6, Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hồng Kông - Trung Quốc) tổ chức buổi họp báo tại nhà máy đặt ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Bất an với dự án giấy của người Trung Quốc ở Hậu Giang

Thảo Hương | 24/06/2016, 12:17

Ngày 23.6, Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hồng Kông - Trung Quốc) tổ chức buổi họp báo tại nhà máy đặt ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Cuộc họp báo được diễn ra trong bối cảnh thời gian quacó nhiều ý kiến cho rằng dự án nhà máy giấy của công ty đang tiềm ẩn yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Phía công ty cho biết họ đang khẩn trương hoàn thiện dây chuyền sản xuất, bao gồm cả dây chuyền xử lý nước thải theo đúng giấy phép đầu tư.

Công ty cũng cho biết các thiết bị quan trắc tự động của họ được kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh Hậu Giang để tiện theo dõi và cam kết sẽ công khai các thông số về môi trường để đảm bảo sự minh bạch. Phía công ty còn nói rằng họ ý thức được việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ mang tính sống còn của công ty.

Ông Chung Wai Fu, Tổng giám đốc công ty cho biết dây chuyền xử lý nước thải theo công nghệ châu Âu. Trước báo giới, ông khẳng định: “Nước thải được xử lý đạt trên tiêu chuẩn loại A theo quy định. Điều đặc biệt là chúng tôi không hề dùng chất xút (NaOH) trong suốt các quá trình sản xuất giấy.

Tại điểm xả thải có xây bể chứa và có ổng xả thải nổi trên mặt đất. Mọi người dân hoặc cơ quan, ban, ngành đều có thể đến đây tham quan và lấy mẫu thử về kiểm tra. Chúng tôi không lén lút xả thải không đạt chuẩn ra môi trường. Tại đây còn đặt trạm quan trắc kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang đểgiám sát, theo dõi”.

Ông Chung Wai Fu phát biểu trước báo giới.

Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang gửi chính phủ ngày 17.6 thì tiến độ thực hiện dự án của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam chưa hẳn theo đúng như cam kết.

Chẳng hạn, trong giấy phép công ty xin với Bộ Tài nguyên – Môi trường là được xả thải vào nguồn nước tối đa 50.000 mét khối mỗi ngày và họ cũng cam kết sẽ xây dựng nhà máy xử lý nước thải có công suất 50.000 mét khối mỗi ngày trong giai đoạn 1 và thêm một nhà máy xử lý có công suất 105.000 mét khỗi mối ngày trong giai đoạn 2.

Tuy nhiên,hiện giờ họ mới đang xây nhà máy có công suất xử lý 20.000 mét khối mỗi ngày với lý do là nhu cầu thực tế không cao như xin phép. Đây là điều khó chấp nhận vì điều gì sẽ xảy ra nếu sau này "nhu cầu thực tế"của công ty lại vọt lên 50.000 mét khối mỗi ngày như trong giấy phép đầu tư?

Thứ 2, là câu chuyện dùng chất xút. Một mặt ông Chung Wai Fu tuyên bố không dùng xút trong quá trình sản xuất giấy nhưng thực tế trong báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang gửi chính phủ thì dự án của công ty này chỉ không dùng xút ở nhà máy sản xuất bì cứng. Còn nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng (215 tấn/ngày) và hệ thống xử lý nước thải lại có dùng xút (22 tấn/ngày).

Khi bị chất vấn chuyện này, ông Chung Wai Fu cho biết: “Giai đoạn 2 và 3 sẽ sản xuất giấy chứ không phải bột giấy. Chúng tôi đã đầu tư công nghệ hiện đại và sẽ không dùng chất xút. Riêng việc xử lý nước thải có sử dụng xút để trung hòa pH khi cần thiết. Chúng tôi có xây bờ đê cao hơn 2m để tránh sự cố tràn nước thải ra ngoài sông Hậu...”.

Tuy vậy, trong báo cáo gửi chính phủ thì UBND tỉnh Hậu Giang lại kết luận rằng nhà máy chưa đi vào hoạt động, các hệ thống xử lý đang được hoàn thiện theo cam kết nên "việc một số báo chí nêu việc đầu tư dự án nhà máy giấy có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường là không có cơ sở".

Thảo Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất an với dự án giấy của người Trung Quốc ở Hậu Giang