Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov nói rằng ông “không thể chấp nhận được” khi Berlin và các thành phố khác giữ quan hệ đối tác kiểu kết nghĩa huynh đệ với các thành phố của Nga bất chấp xung đột ở Ukraine.

Bất chấp Ukraine phẫn nộ, Berlin xác quyết sẽ không dứt tình huynh đệ với Moscow

Anh Tú | 04/05/2022, 09:41

Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov nói rằng ông “không thể chấp nhận được” khi Berlin và các thành phố khác giữ quan hệ đối tác kiểu kết nghĩa huynh đệ với các thành phố của Nga bất chấp xung đột ở Ukraine.

Thị trưởng Ivan Fedorov lập luận rằng Berlin và các thành phố khác có thỏa thuận như vậy phải cắt đứt quan hệ ngay lập tức vì Điện Kremlin tiến quân vào Ukraine.

Thị trưởng Melitopol cho biết ông nhận thức và biết ơn rằng Berlin đang cung cấp nơi trú ẩn cho những người tị nạn Ukraine nhưng điều này là "chưa đủ."

“Quý vị đang về phía Ukraine hay về phía với Putin? Đó là một câu hỏi đơn giản: Chúng tôi cần một câu trả lời đơn giản”, Fedorov chất vấn người Đức.

Thị trưởng Berlin Franziska Giffey cho biết mối quan hệ hợp tác và hữu nghị của thủ đô nước Đức với Moscow có từ năm 1991 và thành phố không có kế hoạch chấm dứt thỏa thuận.

Người đứng đầu Berlin lập luận rằng cuộc tiến quân của Nga vào Ukraine là hành động do Tổng thống Vladimir Putin thực hiện chứ không phải người dân Nga và việc duy trì mối quan hệ đối tác 31 năm giữa hai thành phố giúp giữ cho các đường dây liên lạc với các nhóm ủng hộ dân chủ luôn được thông suốt. Đồng thời, chính quyền Berlin cho biết: “Thay đổi trong hệ thống chính trị ở Nga chỉ có thể đến từ bên trong”.

Bản thân quan hệ đối tác kết nghĩa huynh đệ giữa các thành phố là sản phẩm từmột cuộc xung đột khác. Sau Thế chiến II, các thành phố như Coventry, nơi bị tàn phá trong chiến dịch Blitz, đã thiết lập quan hệ đối tác với các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề tương tự như Stalingrad ở Liên Xô, Kiel và Dresden ở Đông và Tây Đức.

Những mối quan hệ ngoại giao đó mang ý nghĩa biểu tượng khi châu Âu tái thiết và mở đường cho các nỗ lực ngoại giao đô thị lớn hơn, gồm các mạng lưới quy mô như Eurocities hoặc C40, một liên minh giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

Nhưng quan hệ đối tác giữa thành phố kết nghĩa không hoàn toàn mang tính biểu tượng. Chúng cũng liên quan đến sự hợp tác trực tiếp giữa các chính quyền thành phố - trong trường hợp của Berlin là làm việc với Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin, một đồng minh của Tổng thống Putin.

Chúng cũng dẫn đến các tương tác với các quan chức cấp cao của Điện Kremlin. Năm 2018, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã tham gia một sự kiện kỷ niệm quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô về các vấn đề xã hội.

Vào tháng 3, Kai Wegner, lãnh đạo Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo khi có mặt tại nghị viện bang Berlin, đã đặt câu hỏi về sự phù hợp của việc duy trì quan hệ hữu nghị với Moscow và kêu gọi đình chỉ quan hệ đối tác. Wegner nói rằng: “Bất kỳ ai tấn công các nước khác đều không thể là đối tác của chúng ta”.

Trong khi thị trưởng Berlin từ chối thay đổi, thành phố ở các nước khác đã thực hiện các bước để cắt giảm quan hệ với các đối tác Nga của họ.

Tại Mỹ, Chicago và Dallas lần lượt cắt đứt quan hệ đối tác với Moscow và Saratov, trong khi các thành phố của Nhật Bản như Tokyo và Hiroshima đã chọn ngừng trao đổi với các đối tác của họ ở Nga.

Mặc dù quyết định của Berlin đã khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng nó phù hợp với quan điểm của Sister Cities International, tổ chức có trụ sở tại Washington, có chức năng điều phối các quan hệ đối tác này.

Để phản ứng với việc các thị trưởng đột ngột tìm cách chấm dứt liên kết với đối tác phía Nga, chủ tịch của tổ chức, Leroy Allala, gần đây đã kêu gọi các nhà lãnh đạo địa phương đừng làm như vậy.

Trong một bức thư ngỏ cho các thành viên của tổ chức, Allala đã viết: “Mặc dù việc đình chỉ hoặc chấm dứt mối quan hệ giữa các thành phố kết nghĩa để bày tỏ không chấp thuận các hành động của chính phủ, bề ngoài có vẻ giống như một hành động phản đối chính sách tích cực, nhưng nó lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại: đóng một kênh liên lạc quan trọng và đôi khi là cuối cùng”.

Không chỉ ở cấp thành phố mà quan hệ giữa Ukraine và Đức cũng khá căng thẳng ở cấp trung ương. Theo Politico, chính phủ Ukraine tháng trước đã khiến Berlin xấu hổ khi tuyên bố rằng Tổng thống Steinmeier  không được chào đón ở Kyiv - một sự sỉ nhục đối với nguyên thủ Đức đã gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức ở nước Đức.

Cuộc tranh cãi trở nên gay gắt hơn vào 2.5 khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng việc Steinmeier bị hắt hủi "cản đường" ông đi thăm Kyiv, đây là mong muốn lặp đi lặp lại từ phía Ukraine. Scholz chỉ ra rằng Steinmeier – nguyên thủ quốc gia Đức, dù chủ yếu là chức vụ nghi lễ - là người mà Zelensky cần gặp trước khi Thủ tướng Đức có thể tới Ukraine.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất chấp Ukraine phẫn nộ, Berlin xác quyết sẽ không dứt tình huynh đệ với Moscow