Cố gắng làm việc đôi khi đến kiệt sức kể từ khi dịch bệnh viêm phổi cấp do coronavirus bùng phát nhưng các y bác sĩ trong bệnh viện ở TP Vũ Hán lại bị một số bệnh nhân hay người nhà của họ đối xử tệ bạc.
Xem thêm:Clip kẻ mạo danh Tuấn Khỉ gọi điện cho hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải
Ô tô tông chết tài xế GrabBike 65 tuổi, cô gái đi cùng dân chơi viết status ‘Năm tam tai’
Kẻ thất đức làm giả giấy khai sinh, kêu gọi quyên góp tiền giúp bé bị ung thư đã mất
Clip nhóm côn đồ chặn đầu ô tô, đánh tài xế tóe máu trên đường Hà Nội
Hội mê nồi cơm điện hơn 62.000 thành viên: Từ hài hước đến bệnh hoạn
Dịch bệnh viêm phổi cấp do coronavirus bùng phát vượt khỏi tầm kiểm soát, các bệnh viện lớn nhỏ ở TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)đều đang quá tải, thiếu thốn vật tư y tế, cùng với đó nhiều nhân viên y tế bị cách ly sau khi nhiễm bệnh.
Theo TĐN News, dù đang cố giúp nhiều người giành giật mạng sống với thần chết và làm việc đến kiệt sức, các y bác sĩ còn phải chịu đựng cơn thịnh nộ của bện nhân lẫn gia đình họ.
Tại khu vực cáchly của Bệnh viện số 4 TP Vũ Hán, sau khi một bệnh nhân viêm phổi cấp qua đời, người nhà bệnh nhân đã điên cuồng xông đến đánh vào đầu và cổ của các bác sĩ. Khẩu trang và quần áo bảo hộ của bác sĩ cũng bị gia đình bệnh nhân xé hỏng.
Trước đó, một y tá bị chụp ảnh, xé đồ bảo hộ, đe dọa và uy hiếp, sau đó cô bị sốt cao và xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Chứng kiến cảnh đồng nghiệp bị hành hung, một nữ y tá uất ức: "Tôi không biết phải dùng từ gì để diễn tả tâm trạng mình nữa" và khóc nức nở vì không chịu nổi áp lực quá lớn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm coronavirus.
Vài nhân viên y tế đang dốc sức cứu chữa bệnh nhân nhiễm coronavirus ở tuyến đầu cũng bị đối xử thô lỗ. Sốc nhất là một bệnh nhân tháo khẩu trang khạc nhổ vào bác sĩ để cố tình lây lan mầm bệnh và còn đe dọa: "Tao mà chết thì chúng mày cũng đừng mong sống sót".
Trước nhữngchuyện đáng buồn trên, dân mạng phẫn nộ bình luận: "Dịch bệnh còn chẳng đáng sợ bằng lòng người!".
Theo QQ, Lôi Ngọc Cầm là nữ y tá có 10 năm kinh nghiệm tại Vũ Hán. Khi dịch bệnh bùng phát tại thành phố này vào ngày 20.1, cô đã chuyển đến khu vực cách ly trong bệnh viện để hỗ trợ các đồng nghiệp và đượctrang bị đầy đủ dụng cụ, từ quần áo bảo hộ ba lớp, bọc giày cho đến khẩu trang, kính bảo hộ.
Sau 10 ngày chiến đấu giữa tâm dịch, Lôi Ngọc Cầm lên mạng chia sẻ về công việc cực khổ mà các nhân viên y tế ở Vũ Hán đối mặt từng ngày.Đáng chú ý là chuyện thiếu hụt nhân viên, mỗi y tá phải chăm sóc 5-6 người cùng lúc; làm từ 8 sáng đến 9-10 giờ tối mới được nghỉ; 2 -3 chiều mới được ra ngoài ăn cơm trưa; suốt 8 tiếng chỉ được đi vệ sinh 1 lần; khoa có 20 người, bao gồm cả bác sĩ và y tá, thì có đến 7 người bị nghi nhiễm bệnh;số bệnh nhân đã tăng không đếm xuể nhưngđồ bảo hộ vô cùng thiếu thốn, khẩu trang N95 cũng chẳng còn, phải che chắn chân bằng túi rác, tái sử dụng kính bảo hộ bằng cách ngâm trong hóa chất khử trùng dù tiềm ẩn nguy hiểm...
Dù khó khăn chồng chất, Lôi Ngọc Cầm khẳng định: "Dù cho bao nhiêu người đồng nghiệp có ngã xuống, tôi sẽ vẫn tiếp tục làm việc. Tôi muốn vì Vũ Hán mà cống hiến chút sức mọn của mình. Các chuyên gia nói rằng phải mất 2-3 tháng đại dịch này mới có thể kết thúc. Vì thế, tôi phải chuẩn bị kỹ để có thể kháng chiến trường kỳ".
Theo China Daily, đáng nể nhất là bác sĩ Trương Định Vũ,dù mắctrọng bệnhvẫn cùng hơn 600 người đồng nghiệp túc trực tại bệnh viện Kim Ngân Đàm (TP Vũ Hán) suốt 1 tháng, kể từ khi tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên bị viêm phổi do virus corona gây ra.
Vào tháng 10.2018, bác sĩ 57 tuổi này được chẩn đoán bị teo cơ xơ cứng một bên (ALS) - căn bệnh tấn công vào các tế bào thần kinh kiểm soát cơ bắp. Người mắc ALS thường chỉ sống được thêm từ 3-5 năm, bởi căn bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa.
Thế mà ông Trương Định Vũ trân trọng từng giây phút được cứu chữa cho bệnh nhân nhiễm coronavirus vìbiết mình chẳng còn sống được bao lâu nữa.
“Trong vòng 1 tháng qua, chúng tôi đã bị quá tải. Thông thường, y tá sẽ đổi ca 2 tiếng/lần, nhưng sau đó họ phải kéo dài thời gian làm việc thành 4-5 tiếng, chưa kể bác sĩ. Sự kiệt quệ về mặt thể chất càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Hiện tại, tình hình đã khá lên nhiều”, bác sĩTrương Định Vũchia sẻ.
Dù vậy, bác sĩ Trương Định Vũ tin rằng với trình độ khoa học và khả năng tài chính hiện tại, Trung Quốc sẽ dập tắt bệnh dịch này vớiý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết.
Bệnh viện Hỏa Thần Sơn (Vũ Hán)vừa hoàn thành vàbắt đầu đón bệnh nhân viêm phổi cấpdo coronavirus từ ngày 3.2.
Bệnhdã chiến này chỉ mất 8 ngày xây dựng, diện tích 25.000m2 với quy mô 1.000 giường, được phép huy động nguồn trang thiết bị y tế từ bệnh viện khác hoặc yêu cầu doanh nghiệp sản xuất để đáp ứng công tác điều trị. Đây sẽ là nơi làm việc của 1.400 binh sĩ từ lực lượng quân y Trung Quốc.
Clip người đàn ông Trung Quốc bỏ khẩu trang, ho thẳng vào mặt nhân viên y tếvì không mua được thuốc chữa trị coronavirus:
Hôm 27.1, khi có dấu hiệu bị sốt, người đàn ông đã đến bệnh viện ởtỉnh Hồ Bắc mua thuốc vì sợ nhiễm coronavirus. Khi không mua được thuốc như yêu cầu, anh ta đãbỏ khẩu trang và ho thẳng vào mặt nhân viên y tế.
Xem thêm:Clip trăm khách về từ Trung Quốc bị xịt khử trùng khi xuống máy bay ngừa coronavirus
Clip đám đông ở Nhật giành giật khẩu trang vì sợ coronavirus giống Hà Nội
Trụ trì chùa Ba Vàng đã biết sợ coronavirus?!
Clip tài xế và nhiều khách giật mình vì CSGT lên xe phát khẩu trang miễn phí
Tăng giá bán khẩu trang gấp 10 lần, hiệu thuốc Thiện Tâm bị công an niêm phong
Bán khẩu trang đắt gấp 10 lần, Công ty Dược phẩm Vũ Duyên bị khách chửi 'thất đức'
Tự xưng cốc chủ, chỉ cách trị coronavirus bằng uống nước tiểu và ăn thực dưỡng
Nhân Hoàng (tổng hợp)