Trung Quốc và Nga, hai nước có nỗ lực phát triển vắc xin COVID-19 nhưng bị Mỹ chỉ trích, đang đẩy mạnh hợp tác trong cuộc đua tiêm chủng.

Bị Mỹ coi thường, Trung Quốc và Nga hợp tác phát triển vắc xin COVID-19

Phạm Hồng Quân | 18/09/2020, 14:44

Trung Quốc và Nga, hai nước có nỗ lực phát triển vắc xin COVID-19 nhưng bị Mỹ chỉ trích, đang đẩy mạnh hợp tác trong cuộc đua tiêm chủng.

Trung Quốc và Nga đã nổi lên như hai nước hàng đầu trong việc cung cấp vắc xin tiêm COVID-19. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số 9 ứng cử viên vắc xin COVID-19 đạt đến giai đoạn 3 thử nghiệm, 4 là của Trung Quốc.

Hôm 11.8, Nga đã gây xôn xao khi là nước đầu tiên phê duyệt vắc xin Sputnik V, đặt tên theo vệ tinh huyền thoại của Liên Xô.

Dù thúc đẩy vắc xin COVID-19 của riêng mình, Nga vẫn nhiệt tình làm việc với các đối tác Trung Quốc.

"Các nhóm nghiên cứu của Nga và Trung Quốc tích cực trao đổi kinh nghiệm trong việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng vắc xin, sẽ đạt được những kết quả đáng kể chung trong việc phát triển các phương tiện chống lại đại dịch", Phó Thủ tướng Nga - Tatyana Golikova cho biết vào cuối tháng 8 khi hai bên ký kết bản ghi nhớ thành lập phòng thí nghiệm chung cho nghiên cứu COVID-19.

Phòng thí nghiệm sẽ do Viện Vi sinh vật thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cùng Viện Nghiên cứu Vắc xin và Huyết thanh Mechnikov điều hành.

Vào giữa tháng 8.2020, công ty dược phẩm Trung Quốc CanSino Biologics đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 với vắc xin COVID-19 của mình tại Nga. Các thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện bởi Petrovax Pharm, công ty dược phẩm lớn của Nga.

Nhân viên bảo vệ đứng trước trụ sở CanSino Biologics, công ty đang tiến hành thử nghiệm vắc xin với một đối tác Nga, ở thị trấn Thiên Tân, Trung Quốc - ảnh: Reuters

Một đại diện của Petrovax Pharm nói với trang Nikkei rằng vắc xin này sẽ được thử nghiệm trên 625 tình nguyện viên tại 8 cơ sở y tế trên khắp nước Nga. Cuộc thử nghiệm dự kiến ​​diễn ra đến cuối tháng 9.2020 và kết quả sẽ được công bố vào mùa thu này nhưng các tình nguyện viên vẫnđược theo dõi trong 6 tháng nữa.

Người đại diện nàycho biết thêm, khi vắc xin đóđược Bộ Y tế Nga phê duyệt, Petrovax dự định sẽ bắt đầu sản xuất tại nhà máy ở khu vực Moscow cho cả thị trường trong và ngoài nước.

Nikolay Bespalov, Giám đốc phát triển của cơ quan nghiên cứu thị trường dược phẩm RNC Pharma có trụ sở tại Thủ đôMoscow, nhận thấy vài lý do khiến Nga đang tìm các vắc xin thay thế từ Trung Quốc và nước ngoài ngay cả khi Sputnik V đang được triển khai.

Thứ nhất, cómột số loại vắc xin sẽ cho phép hệ thống chăm sóc sức khỏe cung cấp cho bệnh nhân lựa chọn phù hợp nhất với họ.

Thứ hai, điều này sẽ giúp Nga đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết về một số lượng lớn vắc xin sẵn sàng sử dụng.

“Ngoài ra, thử nghiệm CanSino - Petrovax là cơ hội trực tiếp để nghiên cứu kinh nghiệm lâm sàng của việc sử dụng các loại vắc xincạnh tranh. Những thông tin như vậy có thể rất hữu ích trong việc xây dựng chiến lược quảng bá vắc xin đầy hứa hẹn của Nga", Bespalov nói thêm.

Nga đang để mắt đến Trung Quốc như bàn đạp tiềm năng cho Sputnik V vào thị trường châu Á.

Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), đơn vị tài trợ cho chương trình, đã cam kết sản xuất 200 triệu liều vắc xin COVID-19 vào cuối năm nay. Người đứng đầu RDIF, Kirill Dmitriev tiết lộ hồi đầu tháng rằng Nga đang đàm phán với các nhà sản xuất và phân phối từ Trung Quốc. Quỹ này hy vọng vắc xin sẽ bắt đầu sản xuất tại Trung Quốc sớm nhất là tháng 11 tới.

Kirill Dmitriev nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc: “Việc sản xuất vắc xin hàng loạt ở Trung Quốc và các nước khác có thể bắt đầu với sự hợp tác của các đối tác địa phương. Trung Quốc có khả năng sản xuất và cung cấp vắc xin không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác ở châu Á".

Tuy nhiên, sựhợp tác của Nga với Trung Quốc không phải là quyết định kinh doanh thuần túy.

Alexander Gabuev, thành viên cấp cao tại Trung tâm Carnegie Moscow, nói rằng căng thẳng địa chính trị với phương Tây đã thúc đẩy hai nước hợp tác với nhau thay vì cạnh tranh trên thị trường vắc xin toàn cầu.

Alexander Gabuev nói: Nhiều nước phương Tây sẽ nói vắc xin của Nga và Trung Quốc là không đáng tin cậy hoặc không đủ tốt. Trong những trường hợp này, họ cần phải chơi như một đội”.

Nhiều nhà khoa học trên thế giới nghi ngờSputnik V, bao gồm cả một số người ở Nga, và bày tỏ lo ngại về việc Moscow phê duyệt vắc xin này trước khi tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3.

Mỹ đi đầu trong sự hoài nghi với các ứng cử viên vắc xin COVID-19 từ Nga và Trung Quốc. Đầu mùa hè này, tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, đã công khai đặt câu hỏi về các động thái quảng bá vắc xin trước khi thử nghiệm đầy đủ của Nga và Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng câu thần chú của Washington với vắc xinTrung Quốc và Nga là "không tin tưởng nhưng sẽ kiểm chứng", đồng thời cáo buộc hai đối thủ nhanh chóng đưa vắc xin ra thị trường với hy vọng đạt được bước đột phá về chính trị, ngoại giao.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Nga và Trung Quốc đang gấp rút đưa vắc xin ra thị trường để đạt được bước đột phá về chính trị, ngoại giao – ảnh: Reuters

Mỹ có kế hoạch phát triển vắc xin COVID-19 của riêng mình. Vào tháng 5.2020, chính quyền Trump đã khởi động chiến dịch thần tốc Warp Speed, chương trình đầy tham vọng nhằm cung cấp 300 triệu liều vắc xin COVID-19 an toàn, hiệu quả vào tháng 1.2021. Theo Warp Speed, 10 tỉ USD đã được rót vào 8 ứng cử viên vắc xin, gồm ba loại đang trong giai đoạn thử nghiệm giai đoạn 3 do AstraZeneca, Moderna và Pfizerphát triển.

Margaret Harris, người phát ngôn WHO hôm 15.9 đã ca ngợi quyết định của AstraZeneca khi tạm dừng các cuộc thử nghiệm vắc xin của họ sau khi một tình nguyện viên mắc căn bệnh không rõ nguyên nhân.

Theo Reuters, Margaret Harris nói với các phóng viên: “Đây là những gì chúng tôi muốn thấy với các phiên thử nghiệm. An toàn luôn là yếu tố then chốt".

Dù vậy, một số nhà dịch tễ học cảnh báo rằng Warp Speed ​​có thể đang dựa quá nhiều vào các công nghệ tiên tiến nhưng chưa được chứng minh.

Michael Kinch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Công nghệ Sinh học và Phát triển Thuốc tại Đại học Washington ở Mỹ, cho biết các ứng cử viên vắc xin của chương trình này dựa trên công nghệ có thể không thực sự chứng minh hiệu quả chống lại COVID-19 vìban đầu được phát triển cho ung thư học hơn là các bệnh truyền nhiễm.

Ngược lại, Michael Kinch lưu ý rằng các loại vắc xin COVID-19 do Trung Quốc hậu thuẫn có sự kết hợp cân bằng hơn giữa công nghệ mới hơn và các phương pháp tiêm chủng truyền thống, chẳng hạn như bất hoạt vi rút.

Bên cạnh đó, Michael Kinch so sách chiến lược phát triển vắc xin COVID-19 giữa Trung Quốc và phương Tây: “Nếu chúng ta nhìn danh mục vắc xin như thể nó là hai quỹ tương hỗ thì Trung Quốc có danh mục đầu tư đầy đủ hơn, trong khi phương Tây có danh mục tập trung hơn. Nếu cách tiếp cận tập trung hóa làđúng thì các công ty phương Tây sẽ có lợi thế lớn, nhưng nếu nó sai thì Trung Quốc hoặc một số quốc gia khác sẽ làm tốt hơn".

Xem thêm:Ông Biden bác bỏ việc sắp có vắc xin COVID-19, nói người Mỹ đừng tin lời Tổng thống Trump

Ông Trump không muốn ByteDance kiểm soát TikTok, hé lộ Microsoft chưa bỏ cuộc

Ông Trump làm điều chưa từng có nếu chấp nhận thỏa thuận TikTok-Oracle, Trung Quốc lên tiếng

Ông Trump không hài lòng, Quốc hội Mỹ phản đối điều khoản thương vụ TikTok - Oracle

Nhờ văn hóa khẩu trang và 4 yếu tố, Singapore có tỷ lệ chết do COVID-19 thấp nhất thế giới

Trung Quốc tiêm vắc xin COVID-19 cho hàng vạn người, chuyên gia Mỹ nói 'rất có vấn đề'

Hơn 5 triệu ca mắc COVID-19, Ấn Độ mua 100 triệu liều vắc xin từ Nga

Nhiều công ty Mỹ sợ chính quyền Trump cấm nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc

Mỹ truy nã 5 hacker Trung Quốc, bắt 2 doanh nhân Malaysia: 1 người nói thân với Bộ An ninh

Ông Trump nhắc Trung Quốc khi chia sẻ video chế Biden nhảy theo nhạc rap chửi cảnh sát

Tổng thống Trump nói Mỹ sắp có vắc xin COVID-19, cà khịa ông Obama

Trung Quốc hy vọng Nhật Bản không phát triển quan hệ chính thức với Đài Loan

Sau Tổng thống Trump và con trai, Triller thu hút được ngôi sáng lớn nhất của TikTok

Apple ra mắt iPad Air thế hệ 4 với sự thay đổi lớn nhất, iPad thế hệ 8 giá rẻ

Bị Ấn Độ cáo buộc đặt mạng lưới cáp quang ở biên giới, Trung Quốc chối bay: Vì sao?

Bộ Quốc phòng Nhật công bố quy trình đối phó với UFO đe dọa an ninh quốc gia

Vì sao CEO ByteDance từ chối 20 tỉ USD của Microsoft, nhờ Oracle cứu TikTok?

YouTube chính thức ra mắt Shorts để cạnh tranh với TikTok

Học giả Trung Quốc nói bị cấm đến Úc sau khi thả biểu tượng cảm xúc vào nhóm WeChat

Nhân Hoàng
Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị Mỹ coi thường, Trung Quốc và Nga hợp tác phát triển vắc xin COVID-19