Các nhà nghiên cứu cảnh báo sẽ có ít nhất 15.000 loại vi rút có tính lây nhiễm cao giữa các loài xuất hiện trong vòng 50 năm tới.

Biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy xuất hiện các đại dịch lớn trong tương lai

Đan Thùy | 01/05/2022, 08:13

Các nhà nghiên cứu cảnh báo sẽ có ít nhất 15.000 loại vi rút có tính lây nhiễm cao giữa các loài xuất hiện trong vòng 50 năm tới.

Khi hành tinh nóng lên, nhiều loài động vật buộc phải di chuyển đến các khu vực mới để tìm kiếm môi trường sống thích hợp hơn. Chúng sẽ mang theo ký sinh trùng và mầm bệnh, khiến lây lan giữa các loài chưa từng tương tác trước đó. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ xảy sự "lây lan từ động vật sang người" có khả năng gây ra một đại dịch khác với mức độ lớn tương tự như đại dịch COVID-19. 

Gregory Albery, một chuyên gia về sinh thái bệnh tại Đại học Georgetown và đồng tác giả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature cho biết: "Khi thế giới thay đổi, bệnh tật cũng sẽ thay đổi. Nghiên cứu này sẽ cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy rằng những thập kỷ tới Trái đất sẽ không chỉ nóng hơn mà còn phải đối mặt với nhiều dịch bệnh hơn". 

2410_4928.jpeg
Nhiều loại động vật hoang dã đã bị mất môi trường sống do bị con người tàn phá - Ảnh: Internet

Albery nói rằng biến đổi khí hậu đang "làm lung lay các hệ sinh thái về cốt lõi của chúng" cũng như gây ra sự tương tác giữa các loài vốn đã có khả năng lây lan vi rút. Ông nói rằng ngay cả những hành động quyết liệt để giải quyết tình trạng nóng lên trên toàn cầu hiện nay vẫn chưa đủ để ngăn chặn nguy cơ xảy ra các đợt dịch bệnh có khả năng lây lan cao. 

Nghiên cứu cho thấy ít nhất 10.000 loại vi rút có khả năng lây nhiễm sang người đang lưu hành “âm thầm” trong các quần thể động vật hoang dã. Hiện nay môi trường sống của các loài động vật hoang dã bị phá huỷ do con người lấy đất để làm nông nghiệp và mở rộng đô thị đã khiến nhiều người tiếp xúc với những động vật bị nhiễm bệnh.

Biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm vấn đề này bằng cách thúc đẩy dịch bệnh lây lan giữa các loài động vật trước đây không  sống gần nhau. Nghiên cứu dự báo sự thay đổi phạm vi địa lý của 3.139 loài động vật có vú do thay đổi khí hậu và việc sử dụng đất cho đến năm 2070 đã phát hiện ra rằng ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu ở mức tương đối thấp, sẽ có ít nhất 15.000 đợt dịch bệnh lây nhiễm giữa các loài bởi một loại hoặc nhiều loại vi rút.

Dơi sẽ chiếm phần lớn trong số bệnh lây lan này vì khả năng di chuyển trên quãng đường lớn. Một con dơi bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán, Trung Quốc được nghi ngờ là nguyên nhân khởi đầu đại dịch COVID-19 và nghiên cứu trước đó đã ước tính có khoảng 3.200 chủng vi rút corona xuất hiện trong các quần thể dơi.

12batsjumbojpeg163368418381191633684386178695_9102021.jpeg
Dơi là vật chủ trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho con người - Ảnh: Internet

Phần lớn nguy cơ dịch bệnh bùng phát tập trung vào các khu vực có độ cao cao ở châu Phi và châu Á, mặc dù việc thiếu giám sát sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi sự tiến triển của một số loại vi rút nhất định. 

Colin Carlson, một đồng tác giả khác của nghiên cứu cho biết: "Biến đổi khí hậu đang tạo ra vô số điểm nóng về nguy cơ lây lan từ động vật sang người. Chúng tôi phải xây dựng hệ thống y tế sẵn sàng cho điều đó".

Các chuyên gia không tham gia nghiên cứu cho biết nghiên cứu nêu rõ nhu cầu cấp thiết phải cải thiện quy trình ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, cũng như loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang gây ra khủng hoảng khí hậu.

Aaron Bernstein, Giám đốc Trung tâm khí hậu, sức khỏe và môi trường toàn cầu tại Đại học Harvard (Anh), cho biết: "Vắc xin, thuốc kháng vi rút và các loại xét nghiệm là rất cần thiết nhưng nếu không có các khoản đầu tư lớn vào việc ngăn chặn đại dịch, cụ thể là bảo tồn môi trường sống, quản lý chặt chẽ việc buôn bán động vật hoang dã và cải thiện an toàn sinh học cho vật nuôi, chúng ta sẽ không trở tay kịp khi dịch bệnh bùng phát". 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy xuất hiện các đại dịch lớn trong tương lai