Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ GD-ĐT dự kiến năm 2025-2030 sẽ thí điểm thực hiện thi trên máy tính

Dạ Thảo - Ảnh: Bộ GD-ĐT | 06/08/2023, 16:47

Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo gửi Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình một số băn khoăn, bất cập trong triển khai thực hiện sách giáo khoa và chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo đoàn giám sát, hiện nay văn bản hướng dẫn về phương thức và nội dung thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được ban hành. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho học sinh trong việc định hướng chọn tổ hợp môn học đối với lớp 10 năm học 2022-2023. Giáo viên lúng túng điều chỉnh cách dạy học, phương thức thi, kiểm tra đánh giá.

thi.jpg
Bộ GD-ĐT dự kiến giai đoạn 2025-2030 thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm ở một số địa phương

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết bộ đã có phân tích, đánh giá các góp ý của toàn xã hội để hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, dự kiến đầu năm học 2023-2024 sẽ ban hành phương án thi tốt nghiệp THPT theo chương trình phố thông mới.

"Phương thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ chung đề, chung đợt, cho học sinh tự quyết định chọn môn học để dự thi tốt nghiệp trong số các môn học lựa chọn. Đây là phương án cơ bản đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, phù hợp với cách thức chọn môn học lựa chọn của học sinh", Bộ trưởng Sơn khẳng định.

Về môn thi, hình thức thi: Tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với giáo dục phổ thông); Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với giáo dục thường xuyên) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Theo đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. Thí sinh học chương trình chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử, và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực. Bộ GD-ĐT quy định khung thời gian tổ chức thi (lịch thi chung), phù hợp với kế hoạch thời gian năm học để bảo đảm thống nhất trong cả nước; đồng thời có sự linh hoạt, ứng phó với các tình huống chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Bộ GD-ĐT: Chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi; quy định lịch thi chung; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Các địa phương: Chỉ đạo, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT; thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo lịch thi chung của bộ.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT dự kiến giai đoạn 2025-2030 thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm ở một số địa phương. Sau năm 2030, tất cả 63 tỉnh thành đủ khả năng tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính.

Thời gian tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để phát huy các ưu điểm của kỳ thi THPT quốc gia và tốt nghiệp THPT tổ chức, từ đó làm căn cứ để hoàn thiện, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 theo định hướng đánh giá đúng năng lực người học, công bằng, công khai, minh bạch, gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn của các địa phương.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT dự kiến năm 2025-2030 sẽ thí điểm thực hiện thi trên máy tính