Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết chương trình giáo dục phổ thông mới cần tập trung bồi dưỡng, đổi mới giáo viên vì áp lực dành cho nghề giáo trong xã hội phát triển là rất lớn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông mới là bồi dưỡng, đổi mới giáo viên

Hải Yến | 30/01/2020, 06:10

Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết chương trình giáo dục phổ thông mới cần tập trung bồi dưỡng, đổi mới giáo viên vì áp lực dành cho nghề giáo trong xã hội phát triển là rất lớn.

Đầu năm mới 2020, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có cuộc gặp gỡ trao đổi với phóng viên báo chí, trong cuộc gặp gỡ, Bộ trường đã nêu cao sự quyết tâm của ngành giáo dục trong năm nay. Ông cho biết năm 2020 toàn ngành giáo dục sẽ tập trung triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, nhân tố quyết định sự thành công của chương trình chính là nhân tố con người, mà nói chính xác hơn là lấy giáo viên làm nòng cốt.

"Nhìn lại năm 2019, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ dạy tốt, quản lý tốt mà còn bắt nhịp với đổi mới tốt. Tôi đã có dịp đi thăm và trò chuyện với các thầy cô giáo ở nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước, dù ở nơi thuận lợi hay vùng khó khăn thì điểm chung là các thầy cô đều sẵn sàng tâm thế cho quá trình đổi mới. Tôi mong rằng, tâm thế này cùng với quá trình được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng sẽ giúp các thầy cô tự tin triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông mới", bộ trưởng cho hay.

Trong năm 2020, Bộ GD-ĐT tăng cường chỉ đạo các địa phương chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là những điều kiện để áp dụng: giáo viên, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị và sách giáo khoa. “Trách nhiệm của Bộ là ban hành chương trình, sách giáo khoa cũng đã được công bố, nhưng quan trọng là tổ chức triển khai như thế nào và quyết định vấn đề này thuộc về địa phương. Năm 2020, tôi sẽ dành nhiều thời gian cho các địa phương trong tổ chức thực hiện, nhất là với những vùng khó khăn, miền núi, hải đảo. Ta có nhiều thầy cô giỏi với những sáng tạo trong thực tiễn. Làm sao để họ tự nghiên cứu và xây dựng nên bài giảng, chia sẻ với đồng nghiệp; để các thầy cô "học lẫn nhau" sẽ hay hơn là chỉ học một chiều với báo cáo viên. Cái đích cần đạt là giáo viên thấy thích rồi tự học. Tôi rất muốn làm sao để giáo viên thấy được rằng với đổi mới như thế, họ phải vươn lên, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc thực hiện chương trình phổ thông mới là gốc, nếu làm tốt, đúng theo lộ trình thì nhiều vấn đề còn tồn tại của giáo dục phổ thông hiện nay sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp mất đi. Riêng về vấn đề thừa thiếu giáo viên, lùng bùng trách nhiệm giữa các bên: giáo dục - nội vụ - địa phương cũng cần minh bạch ra. Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng phần mềm thống kê để thấy rõ trách nhiệm từng bên.

Bộ trưởng cũng cho rằng khi đổi mới giáo dục phổ thông, yếu tố cơ sở vật chất cũng rất quan trọng. Trong giáo dục phổ thông, các chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn trường lớp sẽ là những công cụ quản trị, giám sát và thúc đẩy chất lượng giáo dục.

"Tôi mong rằng, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục tham gia tích cực vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để đáp ứng với yêu cầu mới, nhất là các thầy cô giáo đang giảng dạy ở lớp 1. Bởi thành công đối với lớp 1 sẽ là cơ sở quan trọng để toàn ngành triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông mới ở các lớp học, cấp học tiếp theo", Bộ trưởng khẳng định.

Dạ Thảo (ghi)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông mới là bồi dưỡng, đổi mới giáo viên