Bệnh nhân nhiễm vi rút Zika tại TP.HCM là chị Phạm Thị Hương L. (34 tuổi, ngụ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) đang mang thai 8 tuần tuổi, hiện làm việc tại một công ty có trụ sở trên đường Lê Duẩn, quận 1. Gia đình của bệnh nhân này đang rất hoang mang, lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chị cũng như thai nhi.
Trưa nay 5.4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đếntòa nhà Petro Vietnam (quận 1, nơi bệnh nhân L. làm việc) và nơi ở của bệnh nhân để tìm hiểu về công tác phòngchống dịch bệnh Zika; đồng thời đưa ra những giải pháp để hạn chế tối đa dịch bệnh vi rútZika lây lan.
Theo đại diện của tòa nhà trên, hiện toàn bộ nơi đâycó 21 công ty với khoảng 1.200 nhân viên đang làm việc, không có công ty nước ngoài. Tuy nhiên, tòa nhà này vẫn thường xuyên tiếp đón các vị khách nước ngoài đến trao đổi công việc.
Bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, đại diện quản lý điều hành tòa nhà cho haytừ khi biếtcó trường hợp làm việc tại đây bị nhiễm vi rút Zika, ngành y tế TP.HCM đã chỉ đạo thực hiện phun xịt hóa chất định kỳ để phòng chống muỗi và côn trùng. “Hiện nay tòa nhà đã tổ chức diệt muỗi, côn trùng ở tất cả các tầng nổi, tầng hầm và cả đường cống theo định kỳ”, bà Phượng nói.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghịngành y tế TP.HCM không chỉ thực hiện phun xịt hóa chất diệt muỗi, côn trùng trong tòa nhà mà còn phải phun xịt hóa chất ở cả các khu vực lân cận. Đặc biệt chú ýkhu vực Thảo Cầm Viên gần đócó nhiều người tham quan du lịch, cần phải được phun xịt hóa chất thường xuyên để tiêu diệt muỗi, côn trùng nhằm kiểm soát, tránh dịch bệnh này lây lan trên diện rộng.
“Trước mắt ngành y tế TP.HCM phải chủ động trang thiết bịvật tư, thuốc men để phục vụ tốt cho công tác điều trị bệnh nhân mắc bệnh vi rút Zika”, bà Tiến đề nghị.
Riêng về trường hợp bệnh nhân nhiễm vi rút Zika Phạm Thị Hương L., theo Viện Pasteur TP.HCM, qua điều tra dịch tễ, bệnh nhân này đang mang thai 8 tuần tuổi. Bệnh nhân có chồng công tác trong lĩnh vực dầu khí,đang làm việc tại Malaysia. Chồng của bệnh nhân về nước mới nhất vào ngày 16.3 và đến ngày 19.3 đã trở lại Malaysia.
Trong khi đó, theo người nhà của chị L., trong thời gian gần đâychị không đi nước ngoài cũng như đi đến các địa phương trong nước, chủ yếu ở nơi làm việc rồi về nhà ở quận 2.
Ông Phạm Tuấn K. (cha của bệnh nhân L.) nói trước khi chị L. phát hiện nhiễm vi rút Zika thì con trai chị là cháu Q. (3 tuổi) bị sốt cao nhưng sau đó cháu hết sốt thì bỗng dưng chị bị sốt và có biểu hiện mệt mỏi.
“Lúc đầu gia đình cứ nghĩ L. chỉ bị bệnh thông thường gì đó, ai ngờ lại mắc phải căn bệnh nguy hiểm thế này. Gia đình rất lo cho sức khỏe của L. và thai nhi không biết có sao không. Rất mong ngành y tế hỗ trợ giúp con tui có thể vượt qua căn bệnh nguy hiểm này”, ông K. bày tỏ mong muốn với Bộ trưởng Tiến.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Tiến đã chỉ đạo các bệnh viện, đơn vị y tế có liên quan cần quan tâm, theo dõi và tạo điều kiện chăm sóc tốt nhất cho thai phụ này; đồng thời lấy máu của cháu Q. xét nghiệm để bảo vệ một cách tốt nhất cho sức khỏe của cháu và cộng đồng.
“Ngành y tế TP.HCMcần chủ động làm công tác tư tưởng, giúp bệnh nhân ổn định tâm lý. Riêng đối với bệnh viện đang theo dõi tình trạng sức khỏe của chị L. cần phải kiểm tra thường xuyên, liên tục để tình trạng sức khỏe, đặc biệt là tật đầu nhỏ ở trẻ (nếu có) để kịp thời và chủ động xử lý trong mọi tình huống”, bà Tiến đề nghị.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm việcvới lãnh đạoUBND TP.HCM để bàn về công tác xử lý nơi xảy ra dịch bệnh cũng như việcphòngchống dịch bệnh vi rút Zika nhằm tránh nguy cơ dịch bệnh này lây lan trong cộng đồng.
Hồ Quang