Tết Nguyên đán Tân sửu 2021 đang đến gần, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; đặc biệt tổ chức, triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Tân Sửu 2021

Hồ Quang | 24/12/2020, 20:08

Tết Nguyên đán Tân sửu 2021 đang đến gần, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; đặc biệt tổ chức, triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Ngày 24.12, Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ Hội xuân 2021.

Theo Cục an toàn thực phẩm, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cả nước đang diễn ra rất sôi động để phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021. Trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương đã tăng cường triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm, nhưng nguy cơ mất an toàn thực phẩm và xảy ra sự cố an toàn thực phẩm luôn diễn biến phức tạp vào dịp trước và trong tết Nguyên đán như ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn đông người của đám cưới, đám giỗ, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn và độc tố, độc tố cá nóc, cóc, nấm độc, cây rừng…

bo-y-te-chi-dao-tang-cuong-dam-bao-an-toan-thuc-pham-tet-tan-suu-2021-hinh-anh(1).png
 Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán  năm ngoái - Ảnh: PV

Để bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu, mùa Lễ hội Xuân 2021, Cục an toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tổ chức, triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho tất cả các nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm ở cả thời điểm trước, trong Tết Nguyên đán Tân Sửu, mùa Lễ hội Xuân 2021. Tập trung tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm đặc biệt là các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm an toàn thực phẩm trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Tổ chức, triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các chợ đầu mối, siêu thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt, cá, rau, củ, quả, trà, mứt, bánh, kẹo, rượu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước giải khát, nước đá; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào chất lượng, an toàn sản phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm, việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi nhãn sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, điều kiện sản xuất thực phẩm và quảng cáo thực phẩm.

Bên cạnh đó, Cục an toàn thực phẩm cũng yêu cầu các đơn vị trên tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và kinh doanh dịch vụ ăn uống tập trung trên địa bàn quản lý. Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp). Sẵn sàng kế hoạch, phương án, lực lượng và trang thiết bị để triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Đối với những cơ sở có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, Cục an toàn thực phẩm yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm. Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chuyển cơ quan điều tra truy tố trước pháp luật những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm nghiêm trọng, tái diễn. Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.

Bài liên quan
Tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm Tết
Bộ NN&PTNN yêu cầu đẩy mạnh truyền thông quảng bá sản phẩm nông nghiệp an toàn, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xác nhận cho người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Tân Sửu 2021