Ngành công nghiệp xuất khẩu thủy-hải sản của Thái Lan trị giá 7 tỉ USD/năm. Dù vậy, theo hãng tin AP, Thái Lan chưa đạt được cam kết chấm dứt nạn bóc lột trong ngành này. Tình trạng bóc lột lao động vẫn còn xảy ra tại một số cơ sở chế biến tôm xuất khẩu.
Năm ngoái, hãng tin AP đã công bố tình trạng bóc lột lao động tại xưởng chế biến tôm Gig Peeling ở tỉnh Samut Sakhon, ngoại ô Bangkok (Thái Lan). Tại đây có hơn 100 lao động bị nhốt và bị ép buộclàm việc 16 tiếng mỗi ngày. Công việc của họ là lột tôm để cung cấp cho các chợ và các công ty ở Mỹ như Red Lobster, Whole Foods, Wal-Mart.
Sau đó, trước áp lực của dư luận quốc tế, Thái Lan đã cam kết bồi thường cho các nạn nhân nô lệ. Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp chế biến thủy sản tuyên bố quá trình xử lý và đóng gói thủy-hải sản sẽ được thực hiện bằng nguồn nhân lực trong nước.
Tuy nhiên, AP ghi nhận đến nay cam kết này chưa hoàn toàn thực hiện được. Thay vào đó, một số lao động lột tôm bị bóc lột đã bị trục xuất về nước. Trong khi đó, các xưởng chế biến sau khi bịđiều tra đã đượccấp phép hoạt động trở lại.
Nạn nhân chưa được bồi thường thích đáng
AP tiếp tục điều tra và nhận thấy một số công ty Thái Lan xuất khẩu tôm sang Mỹ đã tìm công việc tốt hơn cho các lao động bị bóc lột tại nước này, nhưng một số khác vẫn sử dụng “cò” để thuê mướn lao động từ vùng sâu, vùng xa và nhốt họ trong các nhà kho.
Các chủ xưởng chế biến thường xuyên không tuân theo luật về môi trường và an toàn lao động. 75% trong 109 đối tượng thuộc diện điều tra trong năm nay cho thấy có vi phạm, và 24% đã nhận được lệnh đóng cửa.
Một em gái 13 tuổi người Myanmar làm việc trong xưởng chế biến hải sản ở Thái Lan -Ảnh:Chiangrai Times
Năm ngoái, anh Tin Nyo Win, một lao động làm trong xưởng Gig Peeling đã trốn ra ngoài và báo tin cho cảnh sát. Cảnh sát tiến hành khám xét và giải cứu các lao động khác, trong đó có vợ anh. Tháng 9 năm nay, hai vợ chồng đã bị trục xuất về Myanmar sau khi bị giữ gần một năm tại nơi tạm trú của chính phủ.
Trước đó, chính phủ Thái Lan đã cho phép các nạn nhân và nhân chứng của nạn bóc lột lao động ở lại Thái Lan làm việc trong thời gian điều tra kéo dài một năm. Nhờ một số cải cách, năm nay Bộ Ngoại giao Mỹ đã loại Thái Lan ra khỏi danh sách đen về nạn buôn người toàn cầu.
Những số điểm cải cách gồm thưởng cho người tố cáo như anh Tin Nyo Win, bồi thường tiền,cung cấp việc làm, giáo dục và các hỗ trợ khác cho các nạn nhân.
Trong khi đó, anh Win cho biết anh và vợ thậm chí còn không được ăn uống đầy đủ. Anh Win chia sẻ trước khi được chính quyền Thái Lan đưa đi: “Họ đối xử với chúng tôi không như con người. Họ xem chúng tôi như súc vật vậy”.
Phía cơ quan chức năng cho biết mặc dù hai vợ chồng anh Win là nạn nhân của nạn buôn nô lệ hiện đại nhưng trước đó họ nhập cảnh vào Thái Lan bất hợp pháp. Ông Nattamon Punbhochar, quan chức tại Bộ Ngoại giao Thái Lan, cho biết hai người này chưa bao giờ yêu cầu khoản bồi thường nào và bị trục xuất theo biên bản ghi nhớ giữa Thái Lan và Myanmar.
Đại tá Prasert Siriphanapitat, Phó chỉ huy Sở Cảnh sát tỉnh Samut Sakhon, cho biết sau trường hợp của anh Win, 5 người đã bị truy tố, trong đó có chủ xưởng chế biến. Nhưng hiện nay tất cả đều được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo lãnh.
Lột tôm phải có giấychứng nhậntoàn cầu
Năm ngoái, lo ngại bị tẩy chay vì nạn bóc lột lao động, các tập đoàn thủy-hải sản lớn và cơ quan cấp phép ở Thái Lanđã quyết định bảo vệ các lao động bằng cách sử dụng lao động trong nước, cấm thuê lao động nước ngoài để sơ chế tôm. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều xưởng sơ chế vi phạm.
Một số là các nhà máy lớn, số khác chẳng khác gì các nhà xe lớn. Những người bảo vệ lao động cho biết công tác giám sát để bảo đảm tránhbóc lột được thực hiệnrất lỏng lẻo.
Gần đây, hãng tin AP đã ghé một số xưởng chế biến tôm tại tỉnh Samut Sakhon vì có tin đồn công nhân phải lột tôm trên đường hoặc trong hẻm.
Ông Taweesak Suralertrungson, giám đốc Công ty hải sản Boonchai, khẳng định: “Chúng tôi tuân thủ luật pháp 100%”. Công ty Boonchai sản xuất và chế biến tôm cho Công ty thực phẩm May Ao, một trong các nhà xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan sang thị trường Mỹ.
Trong khi đó, tôm từ Công ty May Ao đạt được giấy chứng nhận toàn cầu vì bảo đảm“lột tôm trong các cơ sở thuộc các nhà máy chế biến và được nhà máy kiểm soát hoàn toàn”.Công ty May Ao cũng là thành viên của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA), tổ chức đã cam kết “loại bỏ tuyển dụng khâu sơ chế từ bên thứ ba”.
Ban đầu Công ty May Ao và TFFA cho biết quá trình lột tôm đều sử dụng nguồn lao động nội địa, sau đó đã tự bác bỏ thông tin này.
Chủ tịch TFFA Poj Aramwattananont cho biết nhà máy của May Ao quá nhỏ để kiểm soát hết lao động và không có gì bất hợp pháp trong quá trình sơ chế tại các kho riêng biệt. Ông cho biết: “Chúng tôi không thể nào làm đúng 100%. Mọi người sẽ luôn tìm được sơ suất nhưng chúng rất ít”.
Lao động trong nhà máy của Công ty Thai Union - Ảnh: Bloomberg
Tuy nhiên, cũng có một số nhà xuất khẩu thủy-hải sản Thái Lan có cải thiện điều kiện lao động. Công ty Thai Union đã mở một xưởng lột tôm lớn và sạch sẽ. 1.200 lao động được bao ăn và được hưởng một số phúc lợi khác.
Anh Thet Paing Oo 23 tuổi, dân nhập cư Myanmar, cho biết: “Tôi có nhiều quyền lợi hơn. Tôi rất thích”. Anh chia sẻ đã từng làm việc 15 tiếng một ngày tại các xưởng chế biến tôm mà không có ngày nghỉ nào trong vòng 6 năm. Còn hiện tạilương của anh đã cao hơn và được nghỉ phép 1 ngày trong tuần.
Trong khi đó chị Yu Wa 35 tuổi, cũng nhập cư từ Myanmar, nghẹn ngào nhớ lại xưởng chế biến tôm trước đây. Chị kể chị đã bị nhốt và lương trả theo ký tôm chứ không theo ngày. Hiện nay chị cho biết: “Tôi được đối xử tốt và chủ cũng rất tốt. Điều kiện tốt hơn nhiều”.
Anh Đào