Bức ảnh do tàu vũ trụ Juno chụp sao Mộc cho thấy một vệt đen rất lớn xuất hiện trên bề mặt hành tinh lớn nhất hệ Mặt trời.

“Bóng đen” bí ẩn xuất hiện trên sao Mộc

Long Hải | 25/04/2022, 17:33

Bức ảnh do tàu vũ trụ Juno chụp sao Mộc cho thấy một vệt đen rất lớn xuất hiện trên bề mặt hành tinh lớn nhất hệ Mặt trời.

sao-moc.jpg
Bức ảnh do tàu vũ trụ Juno của NASA chụp sao Mộc vào ngày 25.2 - Ảnh: NASA

Tàu vũ trụ Juno của NASA bắt đầu hành trình 5 năm tới sao Mộc từ ngày 4.8.2011 và đến đích vào ngày 4.7.2016. Mục tiêu của nó là lập bản đồ từ trường, quan sát cực quang, xác định lượng nước và amoniac trong bầu khí quyển, cũng như tìm hiểu nguồn gốc và sự tiến hóa của sao Mộc.

Trong chuyến bay lần thứ 40 vào ngày 25.2 năm nay, Juno đã đến gần sao Mộc ghi lại được cảnh tượng bí ẩn trên hành tinh này. Theo bức ảnh do NASA công bố, người ta bất ngờ quan sát thấy một vệt đen lớn trên bề mặt sao Mộc. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết đây chỉ là bóng đen của Ganymede - mặt trăng lớn nhất của sao Mộc để lại trên hành trình di chuyển của nó.

Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong hệ Mặt trời cộng lại.

Nhà thiên văn học Galileo Galilei là người đầu tiên quan sát được sao Mộc qua kính thiên văn. Trong khoảng thời gian từ năm 1609-1610, Galileo đã phát hiện ra bốn mặt trăng lớn nhất quay quanh sao Mộc là Io, Europa, Ganymede và Callisto. Chúng được gọi là mặt trăng Galilean để vinh danh ông.

Bao quanh Mộc tinh là một hệ thống vành đai mờ nhạt cũng như từ quyển mạnh. Có ít nhất 80 vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, trong đó Ganymede là vệ tinh lớn nhất với đường kính lớn hơn sao Thủy. Vệ tinh Ganymede hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm, cùng thời với sao Mộc và là mặt trăng duy nhất có từ trường riêng.

NASA cho biết, để chụp được bức ảnh này, tàu Juno đã bay ở khoảng cách 71.000 km tính từ bề mặt sao Mộc, gần hơn khoảng 15 lần so với khoảng cách quỹ đạo 1,1 triệu km của Ganymede. Thiết bị JunoCam đã chụp được hình ảnh này từ khoảng cách rất gần sao Mộc, làm cho bóng của Ganymede xuất hiện đặc biệt lớn.

ve-tinh.jpg
Sao Mộc có ít nhất 80 vệ tinh tự nhiên quay quanh, trong đó 4 mặt trăng lớn nhất là Io, Europa, Ganymede và Callisto (xếp từ dưới lên)

Tàu vũ trụ Juno đang thực hiện một nhiệm vụ dài hạn để tìm hiểu thời tiết và cơ chế động lực học của sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Nghiên cứu hành tinh này từ khoảng cách gần cho phép các nhà khoa học hiểu được cách các hành tinh lớn khác có thể hoạt động trong hệ Mặt trời.

Hiện Juno vẫn hoạt động tốt với nhiệm vụ kéo dài này, nhưng NASA lo ngại con tàu sẽ bị giảm tuổi thọ do lượng bức xạ mà nó phải đối mặt. Tuy nhiên, các nhà khoa học không gian có kế hoạch lớn cho các vệ tinh băng giá của sao Mộc vào những năm 2030, bao gồm các chuyến thăm mặt trăng Europa của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu .

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Bóng đen” bí ẩn xuất hiện trên sao Mộc