Brexit có thể giết chết những thành quả mà kinh tế Nhật đạt được trong vòng 3 năm qua khi theo đuổi các chính sách tăng trưởng Abenomics, nhưng lại mang đến một món quà vô giá về chính trị với nước Nhật.

Brexit có thể giết chết Abenomics nhưng lại mở ra tương lai mới cho Nhật Bản

Nhàn Đàm | 12/07/2016, 10:05

Brexit có thể giết chết những thành quả mà kinh tế Nhật đạt được trong vòng 3 năm qua khi theo đuổi các chính sách tăng trưởng Abenomics, nhưng lại mang đến một món quà vô giá về chính trị với nước Nhật.

Sự kiện nước Anh rời khỏi liên minh châu Âu (EU),được biết đến với cái tên Brexit, chắc chắn là một sự kiện tồi tệ đối với nền kinh tế châu Âu nói riêng và toàn thế giới nói chung. Thế nhưng, tại Nhật Bản – một trong những nền kinh tế chịu tác động nhiều nhất từ sự kiện này, thì Brexit lại đang mở ra một cơ hội mà rất nhiều người Nhật đã chờ đợi từ rất lâu: thay đổi hiến pháp kể từ sau thời điểm thế chiến thứ hai kết thúc.

Một điều chắc chắn rằng, Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phải hứng chịu tác động tiêu cực nhiều nhất từ sự kiện nước Anh rời khỏi EU. Yen Nhật là một trong số những đồng tiền tăng giá mạnh nhất sau Brexit do các nhà đầu tư bán tháo đồng bảng Anh và chuyển sang nắm giữ các tài sản đáng tin cậy hơn, mà đồng yen là một điển hình.

Nếu tính cả đà tăng giá của yen Nhật từ đầu năm 2016 đến sau khi Brexit diễn ra, nội tệ của Nhật Bản đã tăng giá tổng cộng khoảng 17% - chiếm quá nửa tổng mức sụt giá của đồng tiền này trong vòng 3 năm qua kể từ khi chính phủ Nhật Bản bắt đầu theo đuổi các chính sách tăng trưởng Abenomics.

Trong cơn hoảng loạn, rất nhiều người dân Nhật Bản đã mua vàng quy mô lớn và gửi sang các ngân hàng lớn trên thế giới như một sự đảm bảo cho tương lai sau những biến động tài chính dữ dội hiện tại. Còn các tập đoàn và doanh nghiệp Nhật bắt đầu lên kế hoạch cắt giảm nhân công và chi phí như một biện pháp đối phó với sự sụt giảm doanh thu chắc chắn sẽ diễn ra sau Brexit do yen tăng giá quá mạnh.

Cả thế giới đều bắt đầu nghĩ đến kịch bản: Brexit sẽ giết chết Abenomics.

Vì thế, kết quả cuộc bầu cử thượng viện Nhật Bản vừa kết thúc chắc chắn là một cú sốc với tất cả. Khi mà Brexit đang đe dọa xóa sổ những thành quả mà kinh tế Nhật đạt được trong suốt 3 năm qua thông qua Abenomicsvà hầu hết đều cho rằng sự ủng hộ của người dân Nhật dành cho đảng LDP của thủ tướng Shinzo Abe sẽ suy giảm đáng kể, thì đảng của đương kim thủ tướng Nhật lại giành chiến thắng vang dội hơn bao giờ hết.

Tổng cộng, liên minh cầm quyền giữa đảng LDP của thủ tướng Abe và đảng Komeito đã giành 2/3 số ghế tại thượng viện Nhật, kết quả này không chỉ cho phép thủ tướng Abe tiếp tục theo đuổi các chính sách tăng trưởng kinh tế Abenomics của mình, mà còn cho thấy sự ủng hộ của người dân Nhật với chính phủ hiện tại đang lớn hơn bao giờ hết.

Điều đáng chú ý nhất trong sự kiện này làsự ủng hộ lớn nhất từng thấy của người dân Nhật dành cho chính phủ hiện tại không đến từ những thành tựu về tăng trưởng kinh tế như những lần trước đó.

Đúng là mức tăng trưởng 2,4% trong quý I/2016 của Nhật Bản đã vượt xa những dự đoán của giới phân tích kinh tế và cho thấy những thành quả nhất định của sự điều hành kinh tế của chính phủ, nhưng sự tăng giá mạnh mẽ của yen từ đầu năm đến nay cũng đang đe dọa một đợt suy thoái mới.

Dù có thể hơi khó tin, nhưng có vẻ như chính nguy cơ suy thoái mà Brexit đang đe dọa với nền kinh tế Nhật chính là lý do khiến cho mức độ ủng hộ của người dân Nhật dành cho chính phủ tăng cao. Việc yen tăng giá quá mạnh sau Brexit đang chỉ ra một thực tế rằng: nước Nhật cần một chính sách hạ tỷ giáyen mạnh mẽ hơnvà một chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế mới.

Mà điều đó thì chỉ có chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe mới có thể làm được. Ông Abe cũng đã cam kết một gói kích thích kinh tế mới ngay sau kết quả chiến thắng trong cuộc bầu cử thượng viện, dù không công bố quy mô của gói kích thích, nhưng theo Reuters ít nhất nó sẽ không dưới mức 10.000 tỷ yen (tương đương 100 tỷ USD).

Nhưngđiều đáng chú ý nhất từ cuộc bầu cử thượng viện Nhật Bản lần nàylànó đang mở ra một cơ hội chưa từng có để chính phủ Nhật Bản có thể chỉnh sửa Hiến pháp, kể từ sau năm 1945.

Việc giành được 2/3 số ghế tại thượng viện trong cuộc bầu cử vừa rồi, cộng với việc liên minh cầm quyền đang sở hữu 2/3 số ghế tại hạ viện, đang cho phép chính phủ Nhật có đủ điều kiện để thay đổi điều 9 trong Hiến pháp, trong đó quy định nước Nhật không được thành lập quân đội cũng như cấm các lực lượng quân sự Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài.

Đây là điều mà thủ tướng Shinzo Abe chờ đợi đã từ rất lâu kể từ khi ông quay lại nhậm chức thủ tướng vào năm 2013 và đã đưa ra rất nhiều sự vận động để thay đổi Hiến pháp. Nhưng chỉ đến khi Brexit diễn ra và khiến cho sự ủng hộ của người dân Nhật với đảng LDP lên mức cao nhấtthì cánh cửa để thay đổi Hiến pháp mới mở ra cho thủ tướng Abe và nước Nhật.

Việc Nhật Bản đã hội đủ điều kiện cần thiết để thay đổi Hiến pháp và tái vũ trang lực lượng quân sựcó thể sẽ là một bước ngoặt lớn đối với tình hình ở khu vực Đông Á nói riêng và giữa hai bờ Thái Bình Dương nói chung.

Trung Quốc như thường lệ đang là quốc gia đầu tiên thể hiện sự lo ngại về sự kiện này, khi Tân Hoa Xã tuyên bố việc Nhật Bản thay đổi Hiến pháp có thể khiến tình hình châu Á trở nên đáng ngại, còn người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang tuyên bố nước này đang hết sức lo ngại về việc Nhật Bản có thể thay đổi định hướng chính trị của mình.

Tuy nhiên, có vẻ như thủ tướng Shinzo Abe cũng không vội vàng trong việc thay đổi ưu tiên trong các chính sách của mình khi tuyên bố: “Tôi vẫn còn 2 năm trong nhiệm kỳ và vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết”.

Việc liên minh cầm quyền của ông Abe giành thắng lợi lớn và đang có 2/3 số ghế ở cả thượng viện lẫn hạ viện Nhật đang cho phép chính phủ của ông Abe có thể tung ra một chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào từ thượng viện cũng như hạ viện.

Vì thế, hầu hết đều kỳ vọng rằng trong 2 năm tới thủ tướng Abe sẽ có đủ khả năng để hoàn thành mục tiêu thứ 3 và quan trọng nhất của chương trình Abenomics: tái cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản. Hai mục tiêu đầu tiên của Abenomics là hạ tỷ giá và nới lỏng tiền tệ đã được thực thi, nhưng để tạo được sự tăng trưởng bền vững trong tương lai thì mục tiêu lớn nhất vẫn là tái cấu trúc lại nền kinh tế Nhật.

Nhàn Đàm (theo Reuters/CafeF)

Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Brexit có thể giết chết Abenomics nhưng lại mở ra tương lai mới cho Nhật Bản