Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng chúng ta hãy mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc dùng công nghệ để phòng chống dịch bệnh.

Cần quyết liệt hơn trong việc dùng công nghệ để phòng chống dịch bệnh

Thu Anh | 03/08/2021, 19:52

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng chúng ta hãy mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc dùng công nghệ để phòng chống dịch bệnh.

Dùng công nghệ đẩy lùi dịch bệnh

Chiều 3.8, Bộ TT-TT tổ chức Hội nghị trực tuyến Phổ biến kinh nghiệm triển khai các nền tảng công nghệ phòng chống dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: “Công nghệ là để phục vụ cuộc sống, để giải quyết các vấn đề của xã hội. Vấn đề lớn nhất và ngay lập tức của đất nước hiện nay là đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 trên toàn quốc”.

Với sức lây lan nhanh của chủng Delta, công nghệ là công cụ không thể thiếu nếu muốn chống dịch hiệu quả. Bộ Y tế, Bộ TT-TT đã thống nhất, đồng lòng, cùng triển khai Trung tâm công nghệ quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Vì vậy, ở các địa phương, Thứ trưởng Bộ TT-TT đề nghị Sở Y tế, Sở TT-TT nhanh chóng tham mưu, đề xuất với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh nhanh chóng phân công một lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo triển khai công nghệ, thành lập Tổ công nghệ do Sở Y tế, Sở TT-TT đồng chủ trì.

Đặc biệt, Thứ trưởng cho rằng nếu có thể thành lập được các Tổ công nghệ cộng đồng đến tận phường, xã để hỗ trợ triển khai, với sự tham gia của lực lượng thanh niên, của các doanh nghiệp thì sẽ rất hiệu quả.

can-quyet-liet-hon-trong-viec-dung-cong-nghe-de-phong-chong-dich-benh.png
Kết hợp công nghệ với nhiều biện pháp nghiệp vụ để có được giải pháp trọn vẹn - Ảnh chụp màn hình

Thứ trưởng Dũng nói rõ, công nghệ không bao giờ là lời giải duy nhất. Công nghệ phải kết hợp với các biện pháp quản lý hành chính, biện pháp nghiệp vụ khác mới trở thành một giải pháp trọn vẹn.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng, công nghệ phải có sự bắt buộc, phải có sự triển khai thống nhất trên toàn quốc. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa thời bình và thời chiến. “Ở thời bình, chúng ta có thể triển khai theo cách đa dạng ứng dụng, theo hướng liên thông dữ liệu. Nhưng ở thời chiến, chúng ta bắt buộc phải triển khai một số nền tảng thống nhất trên toàn quốc”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng lý giải.

Những kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong chống dịch

Theo đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT), đối với các địa bàn chưa xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19, việc truy vết nhanh, khoanh vùng dập dịch là một trong những ưu tiên hàng đầu. Mục đích của truy vết người tiếp xúc với ca bệnh là để tổ chức xét nghiệm, cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn không để dịch lây lan ra cộng đồng.

Một số trường hợp ca nhiễm, ca nghi nhiễm có lịch sử di chuyển phức tạp nhưng không nhớ hết các địa điểm mà bản thân đã đến; cũng có những trường hợp khai báo không trung thực; thậm chí bỏ trốn, Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia có thể hỗ trợ sử dụng liên hoàn các giải pháp công nghệ để lập bản đồ di chuyển của ca nhiễm…

Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, sau khi áp dụng nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm đã tiết kiệm được 50% thời gian lấy mẫu xét nghiệm, giúp tăng tốc xét nghiệm, trả kết quả; tiết kiệm nhân lực; dữ liệu, tổng hợp theo dõi theo thời gian thực trên nền tảng. Đặc biệt, dữ liệu sử dụng cho nhiều hệ thống qua kết nối API hoặc kết xuất file (báo cáo, truy vết…).

can-quyet-liet-hon-trong-viec-dung-cong-nghe-de-phong-chong-dich-benh-anh-1.png
Nhiều giải pháp công nghệ đang được các địa phương sử dụng trong công tác phòng chống dịch COVID-19

Đối với công tác ứng dụng CNTT trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 5 tại TP.HCM, bà Võ Thị Trung Trinh (Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM) cho biết TP đang ứng dụng hệ thống đăng ký tiêm trực tuyến dành cho tổ chức thuộc nhóm đối tượng ưu tiên đợt 5 (bắt đầu từ ngày 3.7.2021).

TP.HCM cũng triển khai ứng dụng hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia; chuyển dữ liệu đăng ký của thành phố vào hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia. Triển khai ứng dụng tại TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện; lập kế hoạch tiêm, nhắn tin mời tiêm, nhập kết quả tiêm. Ngoài ra, TP.HCM cũng bổ sung phương án nhắn tin mời tiêm từ Cổng 1022 của TP.HCM.

Theo Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, tính đến ngày 2.8.2021, số người đã được tiêm là hơn 930.000 người; trong đó số người trên 65 tuổi, bệnh nền là hơn 114.000 người; nhóm đối tượng ưu tiên khác là hơn 806.000 người. Số mũi tiêm đã đưa vào hệ thống là 643.330 mũi.

“Chúng ta hãy mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc dùng công nghệ để phòng chống dịch bệnh. Sau khi dịch bệnh qua đi, kỹ năng số và dữ liệu số sẽ vẫn còn đó, để chúng ta thực hiện chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số vì một tương lai tốt đẹp hơn”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Dũng nhận định.

Bài liên quan
Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vắc xin chất lượng cao
Việt Nam đang chú trọng việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để sản xuất vắc xin chất lượng cao phục vụ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần quyết liệt hơn trong việc dùng công nghệ để phòng chống dịch bệnh