Dịp Tết nguyên đán, việc bảo quản thức ăn không đúng cách, ăn kết hợp nhiều món cùng lúc khiến cơ thể dễ bị ngộ độc, đầy bụng, đặc biệt là đối với trẻ em.

Cảnh báo trẻ dễ bị ngộ độc, tai nạn trong dịp Tết

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 23/01/2023, 10:01

Dịp Tết nguyên đán, việc bảo quản thức ăn không đúng cách, ăn kết hợp nhiều món cùng lúc khiến cơ thể dễ bị ngộ độc, đầy bụng, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận 3 trường hợp trẻ em bị ngộ độc và tai nạn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí đã có 1 bé đã tử vong.

BSCKII. Nguyễn Tân Hùng - Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho hay, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 4-5 ca bị ngộ độc và bị thương trong dịp Tết Nguyên đán. Những tai nạn bỏng, hóc dị vật, ngộ độc thực phẩm, pháo nổ, té ngã, điện giật, tai nạn giao thông xảy ra với trẻ, nhẹ có thể chữa khỏi, nặng sẽ tàn tật suốt đời hoặc tử vong. Vì vậy, vai trò của các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ rất quan trọng trong phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ. Đặc biệt, cơ thể của trẻ dễ bị nhiễm bệnh và không có đề kháng tốt so với người lớn nên những thực phẩm không được bảo quản kỹ sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, dễ ngộ độc.

319873163_895976784749679_7234146507793778158_n.jpg
Dịp Tết, các gia đình thường chuẩn bị rất nhiều đồ ăn để dự trữ, tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là mối lo về ngộ độc 

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm tại các lễ hội xuân. Mùa tết, lễ hội ở miền Bắc thời tiết thường có mưa xuân, ẩm nên mặt hàng có dầu như hướng dương, hạt đậu phộng, hạt dẻ… dễ bị nấm mốc, có độc tố ảnh hưởng sức khỏe. Trong khi đó, phía Nam vào dịp Tết nhiệt độ cao, thời tiết nóng dễ dẫn đến các sản phẩm giàu đạm như thịt, cá, nếu bảo quản không đúng cách dễ bị thiu, hỏng. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin trên báo chí về chế độ ăn phù hợp để tránh ngộ độc, tăng cân cho trẻ em trong dịp Tết: Ngày Tết, nhà nào cũng có mứt kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có ga và các loại hạt như dưa, hướng dương... Nếu trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều bánh ngọt trước hoặc trong khi ăn sẽ dẫn tới có cảm giác no tới bữa không ăn hoặc chán ăn. Đồng thời, nước ngọt có ga là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch, bệnh thận, gout, loãng xương...

Ngoài một số loại hạt dễ bị hư hỏng, mốc thì mứt, bánh kẹo trôi nổi trên thị trường, không rõ nhãn mác, xuất xứ không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, cần hạn chế ăn uống những thực phẩm trên.

Tết cổ truyền là dịp lễ vui nhất trong năm, nhưng để dịp vui đó được trọn vẹn, cần nhớ giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Ăn đủ nhu cầu cần thiết từ 4 nhóm thực phẩm. Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, sức khỏe của trẻ chỉ đảm bảo khi bữa ăn và giấc ngủ không bị thay đổi. Không ăn thực phẩm dễ bị ôi thiu, thức ăn chế biến từ bữa trước... đề phòng tiêu chảy. Hạn chế ăn bánh kẹo, uống nước ngọt có ga, các loại hạt... do không tốt với sức khỏe.

Bài liên quan
5 du khách thiệt mạng nghi do ngộ độc methanol tại Lào
Đài CNN đưa tin một phụ nữ Anh vừa trở thành du khách nước ngoài thứ 5 tử vong nghi do ngộ độc methanol tại Lào. Nhiều nước đã ra cảnh báo về nguy cơ uống phải rượu pha methanol khi đến quốc gia Đông Nam Á này du lịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh báo trẻ dễ bị ngộ độc, tai nạn trong dịp Tết