Các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế vừa cấp cứu kịp thời một trường hy hữu là bệnh nhi 4 tuổi trong lúc vui chơi đã vô tình nuốt vào bụng cục nam châm dẫn đau họng và tức ngực nghiêm trọng.

Cấp cứu kịp thời bệnh nhi nuốt nam châm vào họng

15/06/2020, 15:38

Các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế vừa cấp cứu kịp thời một trường hy hữu là bệnh nhi 4 tuổi trong lúc vui chơi đã vô tình nuốt vào bụng cục nam châm dẫn đau họng và tức ngực nghiêm trọng.

Ca phẫu thuật diễn ra thành công, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định - Ảnh: Q.S

Thông tin từ TS-BS Nguyễn Thanh Xuân, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết đơn vị vừa nỗ lực cấp cứu thành công cho bệnh nhi Hoàng Ngọc C. (4 tuổi, trú tại Phong An, H.Phong Điền). Bé C. nhập viện trong tình trạng đau họng và tức ngực nặng, người nhà bé cho biết trước khi xuất hiện triệu chứng, khi đang vui chơi C. vô tình nuốt mấy thứ vào bụng.

Tiến hành kiểm tra hình ảnh trên phim X-quang, các bác sĩ thấy dị vật là nốt cản quang hình bầu dục kích thước 2 x 1,5cm ngang đoạn cột sống ngực 4. Nhận định dị vật này có khả năng chèn ép vào khí quản gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhi, các bác sĩ đã chỉ định tìm cách lấy ra nhanh nhất có thể.

Ca phẫu thuật diễn ra lúc 0 giờ 30 sáng 15.6 - Ảnh: Q.S

Bệnh nhi được chỉ định thực hiện nội soi mũi họng bằng ống cứng cấp cứu, phối hợp gây mê để gắp dị vật ra ngoài vào lúc 0 giờ 30 ngày 15.6. Sau khi phẫu thuật, Ths-BS Tống Phước Hội và kíp phẫu thuật cho biết đã gắp được một mảnh kim loại (là cục nam châm) cách cung răng trên khoảng 16cm. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, tình trạng bệnh nhân ổn định và có thể ra viện ngay trong sáng 15.6.

Đây không phải lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Huế gặp phải trường hợp trẻ em nuốt phải dị vật. Theo các bác sĩ, trẻ em trong lúc vui chơi cần có sự theo dõi chặt chẽ của người lớn để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Các trường hợp như trên nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Dị vật được lấy ra là viên nam châm - Ảnh: Q.S

TS-BS Nguyễn Thanh Xuân, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Dị vật thực quản là một cấp cứu thường gặp trong chuyên khoa tai mũi họng, do dị vật ở sâu trong cổ, trong ngực nên rất phức tạp về mặt định bệnh, xử trí, đặc biệt có nhiều nguy hiểm trong diễn biến và có tính chất phổ biến. Nguyên nhân là thói quen hay đưa vật vào miệng ở trẻ em. Việc tiên lượng bệnh tùy thuộc vào kích thước, hình thái, bản chất dị vật và thời gian bị hóc. Đặc biệt là dị vật ở trẻ em rất nguy hiểm, trẻ em nuốt pin, cúc áo có nguy cơ hoại tử thực quản cao và cần phải khẩn trương đưa tới cơ sở y tế để lấy dị vật. Các vật không cản quang nhỏ như nắp chai thường kẹt lại tại thực quản và không hiện ra trên phim X-quang, do đó cần chụp CT hoặc nội soi, tùy thuộc mức độ của bệnh sử về việc nuốt dị vật”.

Tiến sĩ Xuân khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chủ động ngăn trẻ em cho mọi thứ vào miệng, đồng thời dùng tủ bếp ngoài tầm với của trẻ, cảnh giác với việc để các đồ vật trong tầm với của trẻ.

Quế Sơn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cấp cứu kịp thời bệnh nhi nuốt nam châm vào họng