Với tiêu chí “Dựa trên nền tảng công nghệ, thực hiện các đổi mới sáng tạo, tiến tới hội nhập và toàn cầu hóa cả về yếu tố con người và sản phẩm”, TIG – CLB khoa học của Trường đại học Bách khoa Hà Nội mở cho các sinh viên khối ngành kỹ thuật một môi trường học tập, nghiên cứu, thực hành chuyên nghiệp, bám sát thực tiễn, đồng thời trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc cần thiết khác theo phương pháp Learning by doing (vừa học vừa làm).
TIG là tên viết tắt của Technology – Innovation – Globalization Project – một dự án liên kết giáo dục được khởi xướng bởi TS Nguyễn Tiến Đông – Phó viện trưởng Viện Cơ khí, Trường đại học Bách khoa Hà Nội vào tháng 2.2016.
Với tiêu chí “Dựa trên nền tảng công nghệ, thực hiện các đổi mới sáng tạo, tiến tới hội nhập và toàn cầu hóa cả về yếu tố con người và sản phẩm”, TIG tạocho các bạn sinh viên khối ngành kỹ thuật môi trường học tập, nghiên cứu, thực hành chuyên nghiệp, bám sát thực tiễn, đồng thời trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc cần thiết khác theo phương pháp Learning by doing (vừa học vừa làm).
Được biết, mục tiêu của TIG là đào tạo ra những kỹ sư R&D có thể đáp ứng các điều kiện cần và đủ để sẵn sàng tham gia vào các ngành công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa nhiều khó khăn, thách thức. Mục tiêu làđến năm 2020TIG sẽ là “cái nôi” cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ sư R&D cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, để tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa trên tiến trình hội nhập thế giới.
Không gian học tập tại TIG - Ảnh: TIG
Bạn Nguyễn Việt Hải – thành viên CLB TIG chia sẻ: “TIG là nơi giúp em tìm được những người có cùng chí hướng và là nơi để có thể thỏa sức bay nhảy và phát triển bản thân. Ở TIG, chúng em được dạy những gì nhà trường không dạy nhưng doanh nghiệp cần, xã hội cần, hay ít nhất là một con người trẻ tuổi cần để xây dựng sự nghiệp của mình như: tư duy phát triển sản phẩm, kỹ năng làm việc nhóm…”.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, chị Phạm Vân Anh - Giám đốc dự án cho biết TIG tập trung cung cấp và bổ sung cho các bạn sinh viên nhữngkiến thức ngoài giáo trình đại học và nâng cao tính ứng dụng của các kiến thức đó; đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để trang bị đúng và đủ các trải nghiệm, kiến thức, công cụ, kỹ năng cần thiết cho công việc của các em sau này.
Tuy nhiên, theo chị Vân Anh, TIG không phải là một dự án đào tạo kỹ năng mềm và theo đuổi thành tích nghiên cứu khoa học. Con người là yếu tố trung tâm, giá trị cốt lõi nằm ở các kiến thức khoa học được mỗi cá nhân tự tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu ứng dụng dưới sự "quan sát" của giảng viên, tất cả các vấn đề còn lại chỉ là các yếu tố thêm vào để hoàn thiện.
Được biếtsau quá trình tuyển chọn khắt khe qua 3 vòng, hiện tại TIG có 30 thành viên bao gồm các bạn sinh viên năm thứ 3 thuộc chương trình đại học, chương trình tiên tiến và kỹ sư tài năng đến từ các khoa Cơ khí chế tạo máy, Cơ điện tử, Kỹ thuật y sinh - Viện Cơ khí, Kỹ thuật vật liệu và Viện Ngoại ngữ. Các thành viên trong CLB đang hoạt động không gian phòng lab rộng 150m2 (tầng 5 thư viện Tạ Quang Bửu của trường) và được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết.
Các thành viên TIG mày mò sáng tạosản phẩm mới- Ảnh: TIG
Hiện tại, phòng lab được bố trí khoa học với 3 khu vực: Khu vực chung và trưng bày mô hình kèm giá sách, Khu vực làm việc nhóm, Khu vực đào tạo và họp được bố trí, sắp xếp theo một số phương pháp làm việc khoa học của Nhật Bản.
Đặc biệt, tại TIG chú trọng vào sự “nhận” ở mối tương quan giữa người với người trong tổ chức và xã hội: chấp nhận, ghi nhận, nhận trách nhiệm và chia sẻ cảm nhận. Trong công việc, TIG tập trung vào sự chuẩn mực, chính xác và cải tiến liên tục nhằm đạt được sự chuyên nghiệp, đột phá và các hoạt động kiến tạo mới. Hiện TIG được vận hành dựa trên sự liên kết, tương tác của 3 trục chính bao gồm: sinh viên, chuyên gia và doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ của dự án, các bạn sinh viên sẽ được tham gia các khóa đào tạo và được hướng dẫn trực tiếp từ chuyên gia, đồng thời tham gia nghiên cứu, giải quyết trực tiếp các vấn đề của doanh nghiệp đối tác.
Chia sẻ về hướng đi của TIG trong tương lai, chị Vân Anh bày tỏ: “Chúng tôi đánh giá cao các đề tài khoa học ứng dụng và tin tưởng rằngbằng tinh thần nghiên cứu khoa học có sẵn, niềm đam mê công nghệ, cộng thêm phương pháp làm việc đúng cách và khoa học sẽ là cơ sở cho sự thành công của mỗi cá nhân. Đây là mô hình đào tạo thí điểm kỹ sư R&D ngành cơ khí nhằm xây dựng môi trường tạo cảm nhận và thúc đẩy sáng tạo”.
1. Giải nhì cuộc thi Smart Water Innovation 2016 do Đại sứ quán ThụyĐiển tổ chức.
2. Giải nhất cuộc thi Hack-a-farm Innovation Camp 2016 do Đại sứ quán Mỹ phối hợp với Vietnam Silicon Valey và UP - Coworking Space tổ chức.
3. TOP 5 – German - Vietnamese Best Business Idea Award 2016 do Trường đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp với Đại học Lepzig (CHLB Đức) tổ chức.
4. Nhận 2 học bổng trao đổi ngắn hạn cho sinh viên tài năng tại 2 trường đại học ở Romania và Thái Lan.
5. Nhận 1 học bổng toàn phần tại Đại học Barcelona (Tây Ban Nha).