Trong rất nhiều trường hợp, việc có con là người đồng tính cũng gây ra nhiều áp lực không kém gì chính mình là người đồng tính.
Chiều 1.10, buổi hội thảo với chủ đề Hiểu để yêu thương đã được diễn ratại tòa nhà Dreamplex và thu hút kháđông các bạn trẻ. Đây là một phần hoạt động nằm trong dự án Be Loved Be Yourself do một nhóm sinh viên năm cuối tổ chức nhằm cung cấp kiến thức đúng đắn về cộng đồng LGBT cũng nhưtạo ra diễn đàn với sự tham gia đối thoại của nhiều bên liên quan.
Buổi hội thảo hôm qua có sự hiện diệncủa nhiều khách mời là những nhân vật nổi bật trong cộng đồng LGBT Việt như ông Huỳnh Minh Thảo (giám đốc truyền thông của trung tâm ICS), ông Lương Thế Huy (nguyên cán bộ dự án về LGBT của việniSEE), bà Đinh Thị Yến Ly (Chủ tịch hội PFLAG Việt Nam) vàbà Tiêu Hạnh Nhi (Phó chủ tịch hội PFLAG Việt Nam).
Đặc biệt,ông Nguyễn Đăng Khoa (Giảng viên trường HUTECH) vàchị Jessica Nguyễn (trưởng nhóm JS's Band) đã tham dự với tư cách là những người đồng tính và chuyển giới công khai.
Có thể nói, câu chuyện của bà Đinh Thị Yến Ly làthu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Nó đã khiến cho khán giả có mặt tại hội trường phải suy ngẫm, bồi hồivà xúc động.
Cách đây nhiều năm, sau khi phát hiện ra đứa con trai duy nhất là người đồng tính, bà Ly đã "lạm dụng" quyền làm cha mẹ để ép buộc con cáisống theo ý muốn của mình. Ví dụ như đốt nhật ký, từ bỏ "lối sống trào lưu",đi bác sĩ tâm lýchữa bệnh và "uống thuốc trừ tà". Đỉnh điểm, bà còn quyết định đuổi con trai ra khỏi nhà nếu như cậu không thể thực hiện đượcnguyện vọng của mình.Thế nhưngtrong cái khoảnh khắc mà mọi thứ gần như đãsụp đổ, bà Ly chợt nhận ra rằng đó là một hành động hoàn toàn sai lầm.
Bà Ly đã học đượccách chấp nhận một sự thật vĩnh viễn không thể thay đổi, để rồitừ một người mẹ chối bỏ con trai đồng tínhtrở thành một nhà vận động tích cực cho quyền bình đẳng củacộng đồng LGBT Việt trong suốt 6 năm qua. Bà chính là thành viên ban sáng lập và đương kim chủ tịch của PFLAG (hội người thân của cộng đồng LGBT).
"Nếu ngày đó khác đi, tôi mất đứa con thì chẳng biết bây giờ tôi đang sống như thế nào nữa. Từ lúc mới lọt lòng, nóđã luôn làlý do mà tôi cố gắngcho đến giờ phút này", bàLy nói.
Tuy nhiên, bà Ly cũng tiết lộ rằng giai đoạn đầu không hề đơn giản. Cụ thể là sau khi thừa nhận con mình vào năm 2012, bà vẫn luôn nơm nớp lo sợ không biết phải giải bày như thế nào với gia đình bên chồng và các đồng nghiệp trong cơ quan.
"Liệu họ có kỳ thị tôi không? Rồi những mối quan hệ xã hộicủa tôi sẽ ra sao nếu nhưhọ biết được", bà Ly nói.
Theo bà Ly, việccó con đồng tính trong bối cảnh xã hội vẫn còn đầy rẫy kỳ thị như hiện nay cũng gần giống như chính mình là người đồng tính vậy. Bà khuyênnhững người LGBT khi công khainên cho cha mẹ của mình thời gian để học cách chấp nhận chứđừng trách họ tại sao không thực hiện điều đó ngay lập tức.
Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất vẫn luôn là mối liên kết chặt chẽgiữa cha mẹ và con cái, vốn xuất phát từ sự thấu hiểu và tình yêu thương. Khi cả2 phía đều thông cảm cho nhau thì cho dù xã hội có khắc nghiệt đến mấythì vẫn có thể vượt qua.
Trả lời phỏng vấn của báo điện tử Một Thế Giới, ông Huỳnh Minh Thảo cho biết: "Lâu nay, chúng ta thường nghe khá nhiều những câu chuyện về sự thiếu thấu hiểu của các chamẹ với các đứa con LGBT của họ, gây ra những bi kịch gia đình và sự tổn thương khó chữa lành. Nhưng buổi thảo luận hôm qua lại mở ra những câu chuyện khác, nó nhẹ nhàng cũng rất nhân văn về ý nghĩa của hai chữ 'hiểu'và 'yêu thương'. Thông điệp chính mà tôi cảm nhận được sau hôm qua là quá trình hiểu và yêu thương này phải đến từ hai phía.Một người LGBT cần bao nhiêu thời gian để tìm hiểu và chấp nhận bản thân mình, thì bố mẹ của họ đôi khi còn phải cần nhiều thời gian hơn vậy. Chứ chúng ta không thể một ngày đứng trước bố mẹ công khai về bản thân mình là LGBT và chờ mong sự đồng ý của họ ngay. Tất cả đều là những quá trình của sự thấu hiểu và yêu thương nhau".
"Hội thảo với sự tham gia của các phụ huynh đã từng có những giai đoạn chưa hiểu về con mình, thậm chí tìm cách chữa chạy, cho đến lúc họ trở thành 1 nhà hoạt động bảo vệ cho con mình của hội PFLAG. Hội thảo cũng không thiếu những đứa con, có người đã trải qua hàng chục năm chia sẻ với bố mẹ để được thừa nhận, cũng có những người đang lặng thầm chờ đợi... Và quan trọng, hội thảo được tổ chức bởi chính các bạn sinh viên, rất trẻ, rất tử tế và luôn tin vào sức mạnh của tình yêu thương gia đình. Và với họ, được sống là chính mình và được ba mẹ yêu thương... chưa bao giờ phải là 2 sự chọn lựa tách biệt!", ông nói thêm.
Mai Thảo - Ảnh BTC